Tỉnh Quảng Trị có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Quảng Trị giáp tỉnh nào?
Tỉnh Quảng Trị có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Quảng Trị giáp tỉnh nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Quyết định 1737/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
1. Phần lãnh thổ đất liền:
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm diện tích tự nhiên trên đất liền và đảo Cồn Cỏ của tỉnh Quảng Trị là 4.701,23 km2, gồm 10 huyện, thị xã, thành phố:
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình;
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Toạ độ địa lý của tỉnh Quảng Trị là từ 16º18’ đến 17º10’ vĩ độ Bắc, 106º32’ đến 107º34’ kinh độ Đông.
2. Phần không gian biển: Được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 175/2024/QH15 có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2025 quy định như sau:
Điều 1. Thành lập thành phố Huế
Thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông.
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 1314/2024/QH15 có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2025 quy định như sau:
Điều 2. Thành lập thị xã Phong Điền thuộc thành phố Huế
1. Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 945,66 km2 và quy mô dân số là 105.597 người của huyện Phong Điền.
Thị xã Phong Điền giáp thị xã Hương Trà, huyện A Lưới, huyện Quảng Điền; tỉnh Quảng Trị và Biển Đông.
[...]
Như vậy, tỉnh Quảng Trị có 08 huyện (gồm huyện Cam Lộ, huyện Đakrông, huyện Gio Linh, huyện Hải Lăng, huyện Hướng Hóa, huyện Triệu Phong, huyện Vĩnh Linh, huyện đảo Cồn Cỏ), 01 thị xã (thị xã Quảng Trị) và 01 thành phố (thành phố Đông Hà).
Về vị trí địa lý, tỉnh Quảng Trị giáp với các tỉnh dưới đây:
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp thị xã Phong Điền và huyện A Lưới, Thành phố Huế.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Tỉnh Quảng Trị có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Quảng Trị giáp tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa bao nhiêu %?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1737/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN; CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN
[...]
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030
[...]
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,2%/năm;
+ Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm khoảng 10,5%; phi nông nghiệp chiếm khoảng 84,5%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 5,0%;
+ GRDP bình quân đầu người người đạt khoảng 140 - 170 triệu đồng/người;
+ Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 434 nghìn tỷ đồng;
+ Thuộc nhóm khá của cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số chuyển đổi số (DTI);
+ Thuộc nhóm khá của cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).
- Về phát triển đô thị, nông thôn:
+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42% - 48%;
+ 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
[...]
Như vậy, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt khoảng 42% - 48%.
Phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo tiết c Tiểu mục 3 Mục 3 Quyết định 1737/QĐ-TTg năm 2023, phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:
- Xây dựng và phát triển Quảng Trị trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đặc trưng riêng về lịch sử - văn hóa ở khu vực miền Trung, đồng thời, là hạt nhân quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.
Hình thành thương hiệu du lịch Quảng Trị trên cơ sở khai thác giá trị biểu tượng về sự hồi sinh mạnh mẽ từ đổ nát do chiến tranh tàn phá, ký ức chiến tranh - khát vọng hòa Bình; phát huy lợi thế về biển đảo, sinh thái, văn hóa, tín ngưỡng... và kết nối liên vùng trong hệ thống du lịch di sản miền Trung, cùng các hành lang kinh tế quốc gia, quốc tế.
- Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, trọng tâm là phát triển tam giác du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ và dải đô thị du lịch ven biển. Kết nối du lịch tìm hiểu lịch sử - chiến tranh cách mạng của Quảng Trị với du lịch các địa phương trong khu vực; phát triển sản phẩm du lịch gắn với Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang; đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng tại khu vực ven biển, ven các hồ và tại vùng núi phía Tây.
Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển du lịch thông minh, du lịch số,... Gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan, ứng phó biến đổi khí hậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Địa giới hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, công an xã được xử lý vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
- Đề thi cuối kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Thủ tục thăm nuôi người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập như thế nào?
- Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?
- Đề thi cuối kì 1 Toán 12 Kết nối tri thức có đáp án năm học 2024-2025?