Cục dự trữ liên bang Mỹ có tên viết tắt là gì? Ngày thành lập và vai trò của Cục dự trữ liên bang Mỹ?
- Cục dự trữ liên bang Mỹ có tên viết tắt là gì? Ngày thành lập và vai trò của Cục dự trữ liên bang Mỹ?
- Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
Cục dự trữ liên bang Mỹ có tên viết tắt là gì? Ngày thành lập và vai trò của Cục dự trữ liên bang Mỹ?
Để trả lời cho câu hỏi "Cục dự trữ liên bang Mỹ có tên viết tắt là gì?". Cần liên hệ đến các văn bản pháp luật có đề cập đến "Cục dự trữ liên bang Mỹ" tại Việt Nam. Hiện nay, một số văn bản có đề cập đến "Cục dự trữ liên bang Mỹ" như:
Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Thông tư 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Hướng dẫn 5338/BKHĐT-ĐTNN năm 2014 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
...và một số văn bản khác...
Theo đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ có tên viết tắc là FED (Federal Funds Target Rate). Tổ chức này được thành lập vào ngày 23/12/1913. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) được thành lập nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho nền kinh tế Mỹ.
Cục dự trữ liên bang Mỹ có tên viết tắt là gì? Ngày thành lập và vai trò của Cục dự trữ liên bang Mỹ? (Hình từ Internet)
Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-NHNN có quy định về đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối như sau:
- Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.
- Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:
+ Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;
+ Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.
+ Kỳ hạn của giao dịch.
- Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.
- Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức (nếu có). Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.
Nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
Tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-NHNN có quy định về nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối như sau:
- Việc thực hiện giao dịch ngoại tệ phải phù hợp với quy định tại Thông tư 02/2021/TT-NHNN, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép. Đối với các giao dịch ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho phép kinh doanh, cung ứng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó chỉ được thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép với vai trò là tổ chức kinh tế theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-NHNN.
- Các bên tham gia giao dịch ngoại tệ phải xác lập và thực hiện giao dịch trên nguyên tắc trung thực, rõ ràng và tự chịu trách nhiệm về quyết định giao dịch của mình.
- Giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác chỉ do trụ sở chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc trụ sở tại Việt Nam của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối thực hiện. Quy định này không áp dụng đối với giao dịch đồng tiền của các nước có chung biên giới với Việt Nam tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 2025 người lái xe gắn máy chỉ được chở 1 người trừ trường hợp nào?
- TP Cần Thơ cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ đến năm 2030 là gì?
- Từ ngày 01/07/2025 quy hoạch đô thị và nông thôn được lập theo các căn cứ nào?
- Kể về cuộc gặp gỡ các chú bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 2024?