Đường bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào? Tỉnh nào có đường bờ biển ngắn nhất?
Đường bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào? Tỉnh nào có đường bờ biển ngắn nhất?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 1 Mục 1 Phần thứ nhất Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Ngành Y tế giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3544/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN VÀ KHÍ HẬU VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM Y TẾ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, THẢM HỌA
1. Điều kiện tự nhiên
a) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, tổng diện tích đất liền là 329.241 km²; phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia với đường biên giới đất liền dài 3.730 km; phía Đông, Nam và Tây Nam là Biển Đông và Vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 3.260km. Địa hình, địa chất rất đa dạng, bao gồm ba dạng địa hình chính là đồi, núi và đồng bằng; trong đó: đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ được hình thành qua quá trình vận động và phát triển lâu dài; địa hình đồi núi rất đa dạng về cao độ và hướng; kéo dài trên 1.400 km từ cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) đến vùng Đông Nam Bộ; Đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, nằm ở hạ lưu các con sông, trong đó: rộng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long; vùng ven biển và hải đảo, nước ta có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ phân bố dọc theo đường bờ biển chạy dài từ Bắc đến Nam theo hướng kinh tuyến, kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang), với tổng chiều dài bờ biển là 3.260 km. Đặc điểm nổi bật bờ biển nước ta là khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vũng ven bờ, trung bình 20 km chiều dài đường bờ biển có một con sông chảy cắt ngang với tổng số khoảng 114 cửa sông đổ ra biển. Với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, chia cắt mạnh; vùng đồng bằng, trừ hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các đồng bằng miền Trung đều nhỏ hẹp; đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam. Do vậy thường xuyên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, bão, lũ, nước biển dâng và các tác động từ biển.
[...]
Như vậy, đường bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km trải dài từ Bắc đến Nam, kéo dài từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) tới Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Hiện nay tỉnh Ninh Bình là tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất nước ta với tổng chiều dài đường bờ biển khoảng 18 km.
Đường bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào? Tỉnh nào có đường bờ biển ngắn nhất? (Hình từ Internet)
Mục tiêu phát triển quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu phát triển quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đến năm 2030 đó là:
- Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, có môi trường sống lành mạnh, có khả năng chống chịu, thích ứng nước biển dâng, biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường và giảm phát thải.
- Phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc. Phát triển các đô thị là “trung tâm” chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, làm động lực phát triển kinh tế các vùng đô thị tạo hiệu ứng “tích tụ”, “kết nối” và “liên kết” chặt chẽ với nông thôn tại các vùng trên địa bàn cả nước; tăng cường hợp tác quốc tế. Chất lượng sống tại các đô thị ở mức cao.
- Phát triển nông thôn toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp. Phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam năm 2030 đạt bao nhiêu %?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 1 Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:
[...]
3. Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn
a) Các chỉ tiêu phát triển đô thị, nông thôn thời kỳ đến năm 2030
- Hệ thống đô thị: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%; năm 2050 đạt 70%; số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%; xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 03 - 05 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.
[...]
Như vậy, mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2030 là đạt trên 50%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?