Hướng dẫn cách viết bài văn nghị luận xã hội?

Hướng dẫn cách viết bài văn nghị luận xã hội? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định như thế nào?

Hướng dẫn cách viết bài văn nghị luận xã hội?

Bài văn nghị luận xã hội là một trong những dạng đề xuất hiện khá phổ biến trong:

- Các đề thi môn Ngữ Văn giữa kỳ, cuối kỳ,

- Thi tuyển sinh vào lớp 10 (điển hình như tại TP. HCM: Thông báo 6286/TB-SGDĐT năm 2024 về Cấu trúc, yêu cầu đánh giá và bảng năng lực, cấp độ tư duy đề tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành)

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia

Xem thêm: Đề thi minh họa tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn chi tiết, mới nhất?

Bài văn nghị luận xã hội thường yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài. Thông thường, bài văn nghị luận xã hội sẽ có 02 dạng: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống (nội dung này được đề cập tại Công văn 681/BGDĐT-KTKĐCLGD năm 2009).

Dưới đây là hướng dẫn cách viết bài văn nghị luận xã hội mà học sinh có thể tham khảo.

Đối với Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Bước 1: Giải thích vấn đề đang nghị luận

Học sinh cần giải thích khái niệm về tư tưởng, đạo lý trong đề bài (bao gồm cả nghĩa đen, nghĩa bóng của khái niệm). Sau đó, đặt vấn đề đang nghị luận vào thực tiễn cuộc sống, vào một hoàn cảnh cụ thể.

Bước 2: Phân tích vấn đề nghị luận

Để có thể phân tích vấn đề, học sinh cần đặt ra câu hỏi "tại sao" để phân tích, dùng các luận điểm, luận cứ để chứng minh tư tưởng đạo lý mà đề bài đã cho. Đưa ra dẫn chứng cụ thể.

Bước 3: Bình luận, đánh giá vấn đề

Sau khi phân tích vấn đề, học sinh cần đáng giá tính đúng sai của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề. Tác động của vấn đề này cá nhân, đến nhận thức chung của toàn xã hội.

Bước 4: Bài học rút ra từ vấn đề

Ở bước này học sinh cần rút ra những kết luận về tính đúng sai, bài học của vấn đề liên hệ đến cuộc sống. Từ đó, sẽ rút ra bài học cho bản thân.


Đối với nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bước 1: Giải thích vấn đề

Học sinh cần phải giải thích ý nghĩa của vấn đề mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên, đối với những vấn đề phổ biến thì học sinh chỉ cần nêu sơ lược, không cần giải thích quá sâu.

Bước 2: Nêu thực trạng vấn đề

Sau khi giải thích, học sinh cần liên hệ thực tế để trình bày vấn đề, sự việc này xuất hiện ở đâu, vào thời gian nào, mức độ ảnh hưởng ra sao...

Bước 3: Lý giải nguyên nhân và đánh giá hậu quả

Ở bước này, học sinh cần giải thích nguyên nhân xảy ra vấn đề trên, có thể phân tích theo 02 góc độ: chủ quan và khách quan. Đồng thời, nếu vấn đề đó là hiện tượng tiêu cực thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.

Bước 4: Giải pháp

Học sinh đưa ra giải pháp phù hợp với vấn đề. Đối với hậu quả tiêu cực thì phải đưa ra giải pháp ngăn chặn; nếu là kết quả tích cực thì phải khuyến khích phát triển.

Lưu ý: Nội dung hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn học sinh nên theo dõi kỹ nội dung giảng dạy của giáo viên để đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Hướng dẫn cách viết bài văn nghị luận xã hội?

Hướng dẫn cách viết bài văn nghị luận xã hội? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay là gì?

Tại Điều 7 Luật Giáo dục 2019 có quy định yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay như sau:

- Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.

- Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định như thế nào?

Tại Điều 13 Luật Giáo dục 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định như sau:

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

- Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em 2016, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật 2010, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Viết thư UPU lần thứ 54 tưởng tượng bạn là đại dương dài 800 từ hay?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 sinh năm bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mốc thời gian quan trọng kì thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 9 Kì thi Hội - cấp Tỉnh 2024 – 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
05 Bộ Đề thi IOE lớp 5 cấp trường có đáp án cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 học sinh Nghệ An chính thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao giờ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 9 cấp tỉnh (tổ chức thi Hội) năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu điểm đạt Giấy chứng nhận Violympic cấp Quận huyện năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thi IOE cấp tỉnh năm 2024-2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thi IOE cấp tỉnh có bao nhiêu câu? Cách xem kết quả thi IOE cấp tỉnh chính thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi trải nghiệm IOE cấp huyện 2024 2025? Cách đăng nhập vào thi trải nghiệm IOE cấp huyện 2024 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Huỳnh Minh Hân
204 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào