Mẫu Biên bản họp hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất? Nhiệm vụ môi trường được đánh giá nghiệm thu cấp nào?
Mẫu Biên bản họp hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Mẫu Biên bản họp hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất 2024 là mẫu B17.BBNT-NVMT ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BNNPTNT.
Tải về Mẫu Biên bản họp hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất.
Mẫu Biên bản họp hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất? Nhiệm vụ môi trường được đánh giá nghiệm thu cấp nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ môi trường như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ môi trường như sau:
Điều 14. Đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ môi trường
1. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường
Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường trước khi nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cho đơn vị quản lý và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả tự đánh giá.
Kết quả tự đánh giá được tổng hợp và báo cáo theo mẫu B12.BCTĐG-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đánh giá nghiệm thu
a) Nhiệm vụ môi trường sau khi hoàn thành được đánh giá nghiệm thu cấp Bộ.
b) Đối với các nhiệm vụ môi trường mà sản phẩm được ban hành là các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn, các hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường của Bộ (thanh tra, kiểm tra, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền) thì không tổ chức hội đồng nghiệm thu, nhưng tổ chức chủ trì phải có báo cáo kết quả triển khai kèm theo sản phẩm của nhiệm vụ để cơ quan quản lý xác nhận hoàn thành. Mẫu văn bản xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường được quy định theo mẫu B13.XNCV-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp Bộ gồm:
a) Công văn đề nghị nghiệm thu nhiệm vụ môi trường;
b) Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường;
c) Báo cáo tổng kết (theo mẫu B14.BCTK-NVMT);
d) Các sản phẩm của nhiệm vụ.
[....]
- Nhiệm vụ môi trường sau khi hoàn thành được đánh giá nghiệm thu cấp Bộ.
- Đối với các nhiệm vụ môi trường mà sản phẩm được ban hành là các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn, các hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường của Bộ (thanh tra, kiểm tra, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền) thì không tổ chức hội đồng nghiệm thu, nhưng tổ chức chủ trì phải có báo cáo kết quả triển khai kèm theo sản phẩm của nhiệm vụ để cơ quan quản lý xác nhận hoàn thành. Mẫu văn bản xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường được quy định theo mẫu B13.XNCV-NVMT ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT.
11 Chính sách Nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay?
11 Chính sách Nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm:
(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
(2) Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
(3) Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
(4) Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
(5) Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
(6) Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
(7) Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
(8) Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(9) Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
(10) Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
(11) Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?