Hướng dẫn cách ghi bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 - Mẫu 02A đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý?

Hướng dẫn cách ghi bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 - Mẫu 02A đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý?

Hướng dẫn cách ghi bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 - Mẫu 02A đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý?

Hiện nay Mẫu bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý đang được sử dụng là Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 quy định tại Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.

Tải về: Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 - Mẫu bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý.

Sau đây là hướng dẫn cách ghi bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 - Mẫu 02A đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý mà bạn có thể tham khảo:

Các thông tin cơ bản:

Bao gồm: Họ và tên, Ngày sinh, Đơn vị công tác, Chi bộ

Nội dung tự kiểm điểm:

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém

Có thể dựa trên các yếu tố sau:

- Tư tưởng chính trị: Kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, luôn đặt lợi ích của đất nước, dân tộc lên hàng đầu; không ngừng học tập và quán triệt sâu sắc các tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị; học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

- Phẩm chất đạo đức, lối sống: Không ngừng phấn đấu rèn luyện để trở thành người đảng viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, xứng đáng với danh hiệu người cộng sản. Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

- Ý thức tổ chức kỷ luật: Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên. Tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp. Không ngừng học hỏi, tìm tòi những phương pháp làm việc mới, hiệu quả.

- Kết quả đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân (nếu có).

2. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém

Có thể dựa trên các tiêu chí sau:

- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân...

- Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).

3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm

Phân tích các hạn chế, khuyết điểm dựa trên 03 nội dung tại mục "Ưu điểm, kết quả đạt được"

Ví dụ: Chưa mạnh dạn đưa ra các đề xuất, nếu ý kiến...

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

Tự tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm vừa nêu.

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Thực hiện kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân……

IV. Giải trình những vấn đề được gơi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

Ví dụ:

- Tích cực trao đổi, học hỏi lẫn nhau, thẳng thắn góp ý để nâng cao hiệu quả công việc. Cố gắng phát huy ưu điểm, khắc phục về góp ý phê bình và tự phê bình cho đồng nghiệp, mạnh dạn, tích cực trao đổi, học hỏi lẫn nhau, thẳng thắn góp ý để nâng cao hiệu quả công việc.

- Luôn giữ thái độ cầu thị, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi tham ô, tham nhũng, sai trái của các đồng chí, đồng nghiệp từ đó góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh;

- Luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Tích cực nghiên cứu cập nhật kiến thức, cập nhật các nội dung mới, văn bản pháp luật mới để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, tạo cơ sở để tuyên truyền các kiến thức pháp luật, các chính sách của Đảng ủy và Nhà nước tới mọi công dân;

- Tự ý thức về việc rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, trung thực, mạnh dạn và nói thẳng, nói thật, chân thành;

- Thường xuyên, tích cực tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lối sống để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

Tự nhận mức xếp loại chất lượng theo 04 mức:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Hoàn thành nhiệm vụ.

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

Hướng dẫn cách ghi bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 - Mẫu 02A đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý?

Hướng dẫn cách ghi bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 - Mẫu 02A đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý? (Hình từ Internet)

Muốn được đánh giá, xếp loại chất lượng phải hoàn thành việc kiểm điểm cá nhân Đảng viên?

Theo Điều 7 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 quy định tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại chất lượng, bao gồm:

Điều 7. Một số nội dung khác
7.1. Tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại chất lượng. Cá nhân vắng mặt hoặc chưa được đánh giá, xếp loại chất lượng thì phải tổ chức kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng trong thời gian sớm nhất.
7.2. Cấp ủy, tổ chức đảng mới được thành lập, chia tách, sáp nhập, cán bộ, lãnh đạo quản lý được bổ nhiệm chức vụ chưa đủ 6 tháng tính đến thời điểm đánh giá, xếp loại vẫn tiến hành kiểm điểm theo quy định, nhưng không đánh giá, xếp loại. Các tổ chức đảng mới được chuyển giao, tiếp nhận trong năm thì lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của cấp ủy cấp trên trực tiếp (nơi chuyển giao) làm cơ sở để đánh giá, xếp loại ở nơi mới tiếp nhận.
7.3. Tổ chức đảng chỉ có bí thư hoặc bí thư và phó bí thư; tập thể lãnh đạo, quản lý có dưới 03 thành viên thì kiểm điểm ở tổ chức đảng, tập thể cơ quan, đơn vị.
7.4. Đảng viên nghỉ ốm với tổng thời gian trong năm từ 03 tháng trở lên hoặc đảng viên nghỉ thai sản thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm được căn cứ vào kết quả làm việc thực tế của năm đó.
[...]

Như vậy, muốn được đánh giá, xếp loại chất lượng thì tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm cá nhân Đảng viên theo quy định của pháp luật.

Mức đóng đảng phí hằng tháng của Đảng viên không giữ chức lãnh đạo quản lý trong đơn vị sự nghiệp?

Theo Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí được ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010, đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên như sau:

I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
[...]

Như vậy, đảng viên không giữ chức lãnh đạo quản lý trong đơn vị sự nghiệp có mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.

Ngoài ra, Nhà nước cũng khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng đóng đảng phí hằng tháng tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.

Đối với Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.

Kiểm điểm đảng viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm điểm đảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách ghi bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 - Mẫu 02A đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên của Bí thư chi bộ trường học 2024 mới nhất? Cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm của Bí thư chi bộ trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng có phải làm bản kiểm điểm cuối năm 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong quân đội mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Gợi ý viết hạn chế, khuyết điểm trong kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 cho CBCCVC?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Chủ tịch UBND xã mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm điểm đảng viên
Nguyễn Trần Cao Kỵ
35 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm điểm đảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm điểm đảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào