Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của người lao động?
Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của người lao động?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này
Căn cứ theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 111. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Căn cứ theo Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 như sau:
Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 5152/BLĐTBXH-CATLĐ ngày 22 tháng 10 năm 2024 và văn bản số 5621/BLĐTBXH-CATLĐ ngày 08 tháng 11 năm 2024 về phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số dịp nghỉ lễ khác trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại các văn bản nêu trên về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 01 tháng 5 năm 2025.
Trước đó, theo phương án Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ, Tết Nguyên đán 2025, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 9 ngày liên tục, gồm 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ hằng tuần.
Cụ thể, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 5 ngày, từ thứ Hai, ngày 27/1/2025 đến hết thứ Sáu, ngày 31/1/2025 (tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Tuy nhiên, do năm 2025, cả 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán rơi vào các ngày làm việc trong tuần nên người lao động được nghỉ thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần trước và 2 ngày nghỉ sau nghỉ Tết.
Theo đó, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 như sau:
- Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: được nghỉ 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 - 2/2/2025 (nhằm 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng 2025).
- Người lao động:
+ Khuyến khích áp dụng lịch nghỉ như công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: được nghỉ 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 - 2/2/2025 (nhằm 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng 2025).
+ Không áp dụng lịch nghỉ như công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội:
++ Phương án 1: nghỉ 1 ngày cuối năm Giáp Thìn và 4 ngày đầu năm Ất Tỵ.
++ Phương án 2: nghỉ 2 ngày cuối năm Giáp Thìn và 3 ngày đầu năm Ất Tỵ.
++ Phương án 3: nghỉ 3 ngày cuối năm Giáp Thìn và 2 ngày đầu năm Ất Tỵ.
Như vậy, lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của người lao động thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp áp dụng lịch nghỉ như công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: đi làm lại vào thứ 2, ngày 3/2/2025 (nhằm mùng 6 tháng Giêng 2025)
- Doanh nghiệp không áp dụng lịch nghỉ như công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thể lựa chọn 1 trong 3 phương án sau:
++ Phương án 1: đi làm lại vào thứ 2, ngày 3/2/2025 (nhằm mùng 6 tháng Giêng 2025) do ngày 2/2/2025 (nhằm mùng 5 tháng Giêng 2025) rơi vào chủ nhật trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
++ Phương án 2: đi làm lại vào thứ 7, ngày 1/2/2025 (nhằm mùng 4 tháng Giêng 2025). Trường hợp doanh nghiệp quy định ngày nghỉ hằng tuần là thứ 7, chủ nhật thì người lao động đi làm lại vào thứ 2, ngày 3/2/2025 (nhằm mùng 6 tháng Giêng 2025).
++ Phương án 3: đi làm lại vào thứ 6, ngày 31/1/2025 (nhằm mùng 3 tháng Giêng 2025).
Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của người lao động? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu lao động phải đăng ký nội quy lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 119. Đăng ký nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
4. Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Nội quy lao động cần có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, nội quy lao động cần có những nội dung chủ yếu dưới đây:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Trật tự tại nơi làm việc.
- An toàn, vệ sinh lao động.
- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động.
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
- Trách nhiệm vật chất.
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?