07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế là gì?

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động gì? 07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế là gì?

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động gì?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người giám sát: là người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế; Lãnh đạo bộ phận quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; Tổ giám sát hoặc công chức được người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế giao giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
2. Người được giám sát: là Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; Phó Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
3. Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc hoạt động kiểm tra của Cơ quan thuế tại trụ sở Cơ quan thuế.
[...]

Theo đó, thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc hoạt động kiểm tra của Cơ quan thuế tại trụ sở Cơ quan thuế.

07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế là gì?

07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế là gì? (Hình từ Internet)

07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế là gì?

Căn cứ Điều 5 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020, thì 07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế như sau:

[1] Việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành thường xuyên kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế đến ngày kết thúc thời gian thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

[2] Tuân thủ theo pháp luật, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời.

[3] Bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.

[4] Người giám sát có thể đồng thời giám sát hoạt động của nhiều Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.

[5] Việc cử người giám sát được thực hiện theo nguyên tắc Tổ trưởng tổ giám sát hoặc người giám sát là người được người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế giao thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, có ngạch công chức (hoặc chức vụ) cao hơn hoặc tương đương ngạch công chức (hoặc chức vụ) của Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.

[6] Việc giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả các Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế và được ban hành theo Quyết định về việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.

Ngoài việc thực hiện giám sát theo Quyết định về việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; việc giám sát được thực hiện theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền về phân cấp quản lý hành chính và quy chế làm việc tại Cơ quan thuế các cấp.

[7] Việc giám sát hoạt động của Tổ kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế được thực hiện theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền về phân cấp quản lý hành chính và quy chế làm việc tại Cơ quan thuế các cấp.

Lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định về lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế như sau:

Điều 12. Lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế
1. Công chức được giao nhiệm vụ giám sát phải am hiểu về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Không bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế trong trường hợp có vợ (chồng), con hoặc cha, mẹ, anh, chị em ruột của người đó, của vợ (chồng) người đó là Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế hoặc của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.

Theo đó, việc lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế như sau:

- Công chức được giao nhiệm vụ giám sát phải am hiểu về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, Luật Thanh tra 2022, Luật Quản lý thuế 2019, Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Không bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế trong trường hợp có vợ (chồng), con hoặc cha, mẹ, anh, chị em ruột của người đó, của vợ (chồng) người đó là Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế hoặc của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.

Kiểm tra thuế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm tra thuế
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về việc xử lý kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc thay đổi công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào cơ quan thuế xuống kiểm tra thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn kiểm tra thuế có nội dung phức tạp tại trụ sở của người nộp thuế được gia hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định kiểm tra thuế phải gửi cho người nộp thuế trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra thuế không? Nghĩa vụ của người nộp thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm tra thuế theo Thông tư 80?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm tra thuế
Nguyễn Tuấn Kiệt
118 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào