Tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm mô hình thủy lực công trình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009?
Nhiệm vụ của thí nghiệm mô hình thủy lực công trình thủy lợi, thủy điện là gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009 quy định về nhiệm vụ, nội dung và các trường hợp thí nghiệm mô hình thủy lực
2. Nhiệm vụ, nội dung và các trường hợp thí nghiệm mô hình thủy lực
2.1 Nhiệm vụ của thí nghiệm mô hình thủy lực công trình thủy lợi, thủy điện
a) Mô phỏng lại công trình thực tế bằng mô hình tỷ lệ thích hợp theo tiêu chuẩn tương tự nhằm kiểm nghiệm phương án thiết kế và xác định phương án tối ưu theo điều kiện thủy lực;
b) Nghiên cứu động học và động lực học dòng chảy trong các công trình dẫn nước và chế độ nối tiếp, an toàn thượng hạ lưu;
c) Nghiên cứu quy trình khai thác, chế độ, quy trình vận hành tối ưu về chế độ thủy lực, an toàn công trình;
d) Nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện những quy luật về động học và động lực học dòng chảy.
[....]
Theo đó, nhiệm vụ của thí nghiệm mô hình thủy lực công trình thủy lợi, thủy điện như sau:
- Mô phỏng lại công trình thực tế bằng mô hình tỷ lệ thích hợp theo tiêu chuẩn tương tự nhằm kiểm nghiệm phương án thiết kế và xác định phương án tối ưu theo điều kiện thủy lực;
- Nghiên cứu động học và động lực học dòng chảy trong các công trình dẫn nước và chế độ nối tiếp, an toàn thượng hạ lưu;
- Nghiên cứu quy trình khai thác, chế độ, quy trình vận hành tối ưu về chế độ thủy lực, an toàn công trình;
- Nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện những quy luật về động học và động lực học dòng chảy.
Tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm mô hình thủy lực công trình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm mô hình thủy lực công trình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.4 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009, thì việc tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm mô hình thủy lực công trình như sau:
- Cơ quan tư vấn lập yêu cầu thí nghiệm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan thí nghiệm mô hình thủy lực căn cứ yêu cầu thí nghiệm lập đề cương, dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan thí nghiệm mô hình thủy lực thực hiện nội dung theo đề cương được phê duyệt;
- Cơ quan liên quan tiến hành đánh giá và nghiệm thu kết quả thí nghiệm mô hình thủy lực theo quy định.
GHI CHÚ:
[1] Thí nghiệm mô hình thủy lực là một hạng mục tương đối độc lập trong công tác thiết kế;
[2] Theo quy định tại Quyết định 11/2005/QĐ-BXD thì định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình chưa bao gồm chi phí cho việc xây dựng và thí nghiệm mô hình.
Nội dung thí nghiệm mô hình thủy lực bao gồm những gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009, thì các nội dung thí nghiệm mô hình thuỷ lực bao gồm:
- Xác định khả năng tháo lưu lượng tương ứng với các trường hợp khai thác, vận hành;
- Xác định diễn biến mực nước ứng với các trường hợp khai thác, vận hành;
- Xác định trường lưu tốc dòng chảy trung bình; hoặc Xác định lưu tốc mạch động của dòng chảy;
- Xác định áp suất trung bình của dòng chảy; hoặc Xác định áp suất mạch động của dòng chảy;
- Xác định hình thức, thông số của hiện tượng nối tiếp, tiêu năng thượng hạ lưu;
- Xác định lưu hướng, hướng dòng chảy;
- Xác định sóng leo (hoặc sóng xiên) trong các trường hợp khai thác, vận hành (hướng sóng, biên độ sóng, chu kỳ sóng, đỉnh sóng max, chân sóng min …);
- Đánh giá xói lở, bồi lắng, biến dạng lòng dẫn và vùng bờ trên mô hình lòng cứng;
- Xác định chiều sâu, phạm vi xói cục bộ ở thượng, hạ lựu công trình trên mô hình lòng mềm;
- Xác định các thông số đóng mở cửa van phục vụ công tác lập quy trình vận hành đối với cửa van có điều khiển;
- Xác định góc mở (hoặc độ mở) cửa van trong khai thác vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là cửa van tự động;
- Xác định mô men thủy động tác dụng lên cửa van (hoặc lực đóng mở) khi cửa đang vận hành;
- Đánh giá hiệu quả của hình thức kết cấu tiêu năng và nối tiếp của công trình, phạm vi vùng ảnh hưởng trực tiếp ở thượng và hạ lưu;
- Đánh giá sự hợp lý của tuyến công trình;
- Xác định thông số nước va: chu kỳ, biên độ, tần số, áp lực, v.v... trong đường dẫn có áp (công trình thủy điện hoặc trạm bơm lớn, đường hầm tháo lũ dạng xả sâu, ...);
- Xác định độ dốc thủy lực của dòng thấm qua công trình (khi thí nghiệm thấm);
- Xác định đường thấm bão hòa trong thân công trình (khi thí nghiệm thấm);
- Xác định lưu lượng thấm qua công trình chặn dòng, lấp sông khi thi công công trình thủy lợi, thủy điện (công trình sử dụng vật liệu rời có đường kính hạt lớn);
- Xác định hệ số thấm rối qua công trình chặn dòng, lấp sông (công trình sử dụng vật liệu rời có đường kính hạt lớn);
- Xác định khẩu độ giới hạn của công trình khi chặn dòng lấp sông;
- Xác định hệ số tổn hao vật liệu khi chặn dòng lấp sông (do nguyên nhân thủy lực);
- Xác định cường độ đổ vật liệu hợp lý khi lấn sông hoặc lấp sông;
- Xác định kích thước vật liệu thích hợp cho từng thời đoạn lấp sông (Hàn khẩu hoặc hợp long);
- Nghiên cứu đặc trưng thủy lực của dòng chảy có hiện tượng hàm khí, khí thực;
- Xác định hệ số trộn khí đối với công trình có dòng chảy với vận tốc V >15 m/s (hệ số trộn khí tự nhiên).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi cuối học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức kèm đáp án cập nhật năm 2024?
- Thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở nhiệm kỳ sau cần đảm bảo bao nhiêu % thành viên mới từ 01/2/2025?
- Mẫu thời khóa biểu dành cho học sinh sinh viên? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lễ hội đền Thượng năm 2025 tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
- Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất nước ta? Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức bao nhiêu %?