Danh sách các Bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
Danh sách các Bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
Theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 tại buổi Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị và Ban Bí thư chủ trì đã nêu bật việc nghiên cứu sáp nhập, kết thúc hoạt động của 01 số Bộ, cơ quan ngang Bộ và trực thuộc Trung ương nhằm tinh giản biên chế, cơ cấu lại chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới.
Căn cứ theo Phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ sẽ giảm được 05 bộ, 02 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Cụ thể, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo hướng:
- Sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;
- Sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.
- Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số...;
Chuyển một số nhiệm vụ khác về: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan.
- Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường...; chuyển một số nhiệm vụ khác về các bộ và các cơ quan liên quan.
- Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển hết nhiệm vụ về Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc cùng các cơ quan ban ngành có liên quan.
- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan. Cùng đó, chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc, thành lập Ủy ban Dân tộc - Tôn giáo.
- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính cùng các cơ quan bộ ngành liên quan.
- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan.
- Chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Uỷ ban Dân tộc, thành lập Uỷ ban Dân tộc - Tôn giáo.
- Nghiên cứu, đề xuất sắp xếp 02 viện hàn lâm khoa học và 02 đại học quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.
- Nghiên cứu sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Như vậy, nếu thực hiện sáp nhập của một số Bộ, ngành như trên thì dự kiến sẽ tối thiểu giảm được 05 Bộ, 02 cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Chính phủ trong thời gian tới.
Trên đây là thông tin danh sách các Bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
Danh sách các Bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất? (Hình từ Internet)
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 18-NQ/TW cụ thể ra sao?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 quy định về mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 18-NQ/TW như sau:
- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng xã hội chủ nghĩa;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội;
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
Tổ chức thực hiện theo Nghị quyết 18-NQ/TW như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
- Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt Nghị quyết, xác định rõ những việc cần làm ngay, những việc phải làm theo lộ trình, phân công cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, khẩn trương thể chế hoá, cụ thể hoá các nội dung Nghị quyết, nhất là những việc cần phải làm ngay.
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập quán triệt, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện Nghị quyết ở cấp mình.
- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai và đề xuất định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?