Giữ nguyên tên 5 Bộ sau hợp nhất, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
Giữ nguyên tên 5 Bộ sau hợp nhất, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
Ngày 11/01/2025, Bộ Nội vụ ban hành Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025 bổ sung, hoàn thiện Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Tại Mục 1 Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025 về tên gọi của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
I. VỀ TÊN GỌI CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
Tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về tên gọi sau hợp nhất của một số bộ, cụ thể như sau:
1. Giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
2. Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
3. Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.
4. Giữ nguyên tên Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
5. Giữ nguyên tên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.
7. Các Bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như đề xuất tại Báo cáo số 3792-BC/BCSĐCP ngày 31/12/2024 của Ban cán sự đảng Chính phủ, cụ thể: Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
Theo đó, sau hợp nhất thì giữ nguyên tên 5 Bộ sau:
- Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính
- Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ
- Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng
- Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.
Giữ nguyên tên 5 Bộ sau hợp nhất, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của bộ gồm các cơ quan nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ:
Điều 40. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Theo quy định trên, cơ cấu tổ chức của bộ bao gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì về pháp luật?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ về pháp luật như sau:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.
- Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
- Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ máy nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?