Kết quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?
Kết quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?
Căn cứ Tiểu mục 11 Mục 3 Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của các Bộ, cơ quan ngang bộ:
III. VỀ SẮP XẾP, TINH GỌN TỔ CHỨC BÊN TRONG CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ theo hướng sau:
11. Thanh tra Chính phủ: Đề nghị Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động và hoàn thiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, báo cáo Bộ Chính trị ngày 17/01/2025.
* Kết quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
- Về tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026): Trên cơ sở tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) được tinh gọn như sau:
+ Có 14 Bộ, 03 cơ quan ngang Bộ (giảm 05 Bộ, cơ quan ngang Bộ), gồm: (1) Bộ Quốc phòng; (2) Bộ Công an; (3) Bộ Tư pháp; (4) Bộ Công Thương; (5) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (6) Bộ Ngoại giao; (7) Bộ Giáo dục và Đào tạo; (8) Bộ Y tế; (9) Bộ Tài chính; (10) Bộ Xây dựng; (11) Bộ Nông nghiệp và Môi trường; (12) Bộ Khoa học và Công nghệ; (13) Bộ Nội vụ; (14) Bộ Dân tộc và Tôn giáo; (15) Văn phòng Chính phủ; (16) Thanh tra Chính phủ; (17) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
[...]
Theo đó, kết quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ như sau:
- Về tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa 15 (nhiệm kỳ 2021-2026): Trên cơ sở tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) được tinh gọn như sau:
- Có 14 Bộ, 03 cơ quan ngang Bộ (giảm 05 Bộ, cơ quan ngang Bộ), gồm:
(1) Bộ Quốc phòng
(2) Bộ Công an
(3) Bộ Tư pháp
(4) Bộ Công Thương
(5) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(6) Bộ Ngoại giao
(7) Bộ Giáo dục và Đào tạo
(8) Bộ Y tế
(9) Bộ Tài chính
(10) Bộ Xây dựng
(11) Bộ Nông nghiệp và Môi trường
(12) Bộ Khoa học và Công nghệ
(13) Bộ Nội vụ
(14) Bộ Dân tộc và Tôn giáo
(15) Văn phòng Chính phủ
(16) Thanh tra Chính phủ
(17) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Có 05 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 03 cơ quan thuộc Chính phủ), gồm:
(1) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(2) Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(3) Đài Truyền hình hình Việt Nam
(4) Đài Tiếng nói Việt Nam
(5) Thông tấn xã Việt Nam.
- Về tổ chức bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau sắp xếp: Thực hiện nguyên tắc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ban cán sự đảng Chính phủ đã chỉ đạo sắp xếp, tinh gọn đầu mối tổ chức bên trong đối với các cơ quan, kết quả cụ thể như sau:
+ Giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương.
+ Giảm 518 cục và tổ chức tương đương (trong đó, giảm 59 cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, giảm 459 cục và tương đương thuộc tổng cục)
+ Giảm 218 vụ và tổ chức tương đương (trong đó, giảm 120 vụ và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, giảm 98 vụ và tương đương thuộc tổng cục)
+ Giảm 2.958 chi cục và tương đương
+ Giảm 201 đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập không quy định trong Nghị định quy định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ)
Kết quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ? (Hình từ Internet)
Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với chính quyền địa phương?
Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương như sau:
- Thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Trên cơ sở bảo đảm sự quản lý thống nhất của trung ương, Chính phủ phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện và khả năng của chính quyền địa phương.
- Căn cứ vào năng lực và điều kiện cụ thể của chính quyền địa phương, Chính phủ có thể ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
- Hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp.
- Giải quyết kiến nghị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cử tri.
- Quy định các chế độ, chính sách đối với các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?