18 đời vua Hùng trị vì từ năm nào đến năm nào? 18 đời vua Hùng gồm những vị vua nào?
18 đời vua Hùng trị vì từ năm nào đến năm nào? 18 đời vua Hùng gồm những vị vua nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 1 Phần B Phụ lục 2 Tóm tắt tiểu sử danh nhân, ý nghĩa địa danh ban hành kèm theo Nghị quyết 11/2015/NQ-HĐND năm 2015 TP Cần Thơ có quy định như sau:
2. Hùng Vương
Tên chung chỉ 18 đời vua nước Văn Lang. 18 đời vua Hùng bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ VII TCN cho đến năm 258 TCN. 18 đời vua Hùng theo thứ tự là: 1. Hùng Dương Vương (Kinh Dương Vương); 2. Hùng Hiền Vương; 3. Hùng Lân Vương; 4. Hùng Việp Vương; 5. Hùng Hy Vương; 6. Hùng Huy Vương; 7. Hùng Chiêu Vương; 8. Hùng Vĩ Vương; 9. Hùng Định Vương; 10. Hùng Hy Vương (Cùng âm nhưng khác với chữ Hy thứ 5); 11. Hùng Trinh Vương; 12. Hùng Võ Vương; 13. Hùng Việt Vương; 14. Hùng Anh Vương; 15. Hùng Triều Vương; 16. Hùng Tạo Vương; 17. Hùng Nghị Vương; 18. Hùng Huệ Vương.
Ngày nay ở núi Hy Cương, tỉnh Phú Thọ còn lăng mộ Hùng Vương và là nơi thờ các đời vua Hùng. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Nhà nước ta tổ chức quốc lễ và nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc về dâng hương tưởng niệm ghi nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển bách khoa đất nước con người Việt Nam: Tập 1/Nguyễn Văn Chiển, Trịnh Tất Đạt đồng chủ biên. – H. :Từ điển bách khoa, 2010. - 969tr; 27cm).
Căn cứ theo Phụ lục 2 Dữ liệu ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định 1121/QĐ-UBND năm 2023 của tỉnh Lạng Sơn có quy định như sau:
Như vậy, Văn Lang là tên Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Theo ghi chép của sử cũ, nước ta lúc đầu có tên là Văn Lang. Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương.
Vua Hùng hay Hùng Vương là cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Với người Việt Nam, các vua Hùng đại diện cho tổ tiên, cho truyền thống dựng nước và giữ nước và là niềm tự hào về nền văn minh đậm đà bản sắc riêng suốt nhiều năm.
Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời, bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ VII trước công nguyên cho đến năm 208 trước công nguyên.
Cụ thể 18 đời vua Hùng bao gồm:
- Hùng Dương Vương (Kinh Dương Vương);
- Hùng Hiền Vương;
- Hùng Lân Vương;
- Hùng Việp Vương; 5
- Hùng Hy Vương;
- Hùng Huy Vương;
- Hùng Chiêu Vương;
- Hùng Vĩ Vương;
- Hùng Định Vương;
- Hùng Hy Vương (Cùng âm nhưng khác với chữ Hy thứ 5);
- Hùng Trinh Vương;
- Hùng Võ Vương;
- Hùng Việt Vương;
- Hùng Anh Vương;
- Hùng Triều Vương;
- Hùng Tạo Vương;
- Hùng Nghị Vương;
- Hùng Huệ Vương.
18 đời vua Hùng trị vì từ năm nào đến năm nào? 18 đời vua Hùng gồm những vị vua nào? (Hình từ Internet)
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có phải ngày lễ lớn của nước ta không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) là ngày lễ lớn và quan trọng của nước ta. Mỗi năm, vào mùng 10 tháng 3 âm lịch, người Việt Nam thường tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có phải là ngày lễ người lao động được nghỉ hưởng lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động cũng được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong 1 ngày vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?