Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)? Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được công nhận bảo vật quốc gia thời gian nào?

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)? Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được công nhận bảo vật quốc gia thời gian nào?

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)?

Cuối năm 1946, trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và làm việc tại ngôi nhà ở làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là phường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội) từ ngày 3 - 19/12/1946.

Đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Dưới đây là lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946):

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!"

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (viết xong ngày 12/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính; trở thành ánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)? Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được công nhận bảo vật quốc gia thời gian nào?

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)? Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được công nhận bảo vật quốc gia thời gian nào? (Hình từ Internet)

Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được công nhận bảo vật quốc gia thời gian nào?

Ngày 01/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 công nhận bảo vật quốc gia.

Căn cứ Điều 1 Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:

Điều 1. Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
7. Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
9. Cuốn “Đường Kách mệnh” (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
10. Tác phẩm “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
11. Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
[...]

Như vậy, bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia) được công nhận bảo vật quốc gia vào ngày 01/10/2012.

Việc làm bản sao bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 46 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định việc làm bản sao bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau:

[1] Có mục đích rõ ràng

[2] Có bản gốc để đối chiếu

[3] Có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc

[4] Có sự đồng ý của chủ sở bảo vật quốc gia

[5] Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh có tật khúc xạ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay là gì? Tật khúc xạ ở trẻ em thường là do đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh lý viêm kết mạc do tác nhân nào gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là ngày bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường TP Đà Nẵng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ, mới nhất 2025? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán - Tết Âm lịch chính thức cho năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Trường 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi cấp trường Trạng Nguyên Tiếng Việt theo khu vực Bắc, Trung, Nam năm 2024 - 2025 (Vòng sơ khảo)?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
90 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào