Thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh có tật khúc xạ là bao lâu?
Thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh có tật khúc xạ là bao lâu?
Theo Mục 3 Phần 1 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn phòng tránh các bệnh, tật về mắt cho trẻ mầm non như sau:
3.2. Phòng tránh các bệnh, tật về mắt
a) Đối với nhà trường
- Cho trẻ tăng cường các hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Thực hiện nguyên tắc 20 - 20 - 20: nhìn gần 20 phút, nhìn xa 20 giây ở khoảng cách 20 feet (tương đương với 6m).
- Tổ chức kiểm tra, đo thị lực mắt tối thiểu 01 lần/năm, riêng trẻ có tật khúc xạ kiểm tra thị lực mắt tối thiểu 6 tháng/lần.
- Khi ngồi tập vẽ, tập tô, giáo viên hướng dẫn giúp đỡ trẻ ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát mặt xuống bàn, khoảng cách từ mắt đến mặt bàn khoảng một khuỷu tay trẻ.
- Cần đảm bảo đủ ánh sáng trong lớp học.
- Đối với trẻ học bán trú, đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung đầy đủ vitamin A.
- Giáo viên hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo mỗi trẻ có khăn mặt riêng, rửa mặt bằng nước sạch, rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, không dùng tay dụi vào mắt.
- Không để trẻ chơi với các đồ vật sắc nhọn.
b) Đối với gia đình
- Cho trẻ tăng cường các hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Không cho trẻ xem tivi, điện thoại ở khoảng cách gần, liên tục và quá lâu, quá nhiều.
- Phối hợp với nhà trường cho trẻ đi kiểm tra thị lực hàng năm.
- Khi trẻ ngồi tập tô, tập vẽ giúp đỡ và hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát mặt xuống bàn và đảm bảo đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến mặt bàn khoảng một khuỷu tay trẻ.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung đầy đủ Vitamin A (trứng, thịt, cá, rau, củ, quả có màu đỏ).
- Cha mẹ trẻ hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch, rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, không dùng tay dụi vào mắt.
- Không để trẻ chơi với các đồ vặt sắc nhọn.
- Khi có dị vật vào mắt phải đến cơ sở y tế khám ngay.
- Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Như vậy, thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh có tật khúc xạ tối thiểu 6 tháng/lần.
Thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh có tật khúc xạ là bao lâu? (Hình từ Internet)
Tật khúc xạ là hiện tượng gì?
Theo Chuyên đề 2 Phần 2 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023, tật khúc xạ là hiện tượng mắt không nhìn rõ vật ở xa hoặc ở gần, bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Trong đó:
- Cận thị là một dạng tật khúc xạ của mắt trong đó các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ trước võng mạc.
- Viễn thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở sau võng mạc khi mắt không điều tiết. Khi mắt điều tiết vừa đủ để đưa tiêu điểm về võng mạc thị vật nhìn xa sẽ rõ. Do đó, một người hoặc trẻ viễn thị có thể điều tiết để nhìn rõ như mắt bình thường.
- Loạn thị là một dạng tật khúc xạ của mắt khi các tia sáng đi vào mắt không hội tụ ở một điểm mà hội tụ ở hai tiêu điểm khác nhau do đó mắt sẽ nhìn không rõ chi tiết các vật.
Nguyên nhân, triệu chứng dẫn đến cận thị, viễn thị, loạn thị ở trẻ em là gì?
Theo Chuyên đề 2 Phần 2 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 nguyên nhân, triệu chứng dẫn đến cận thị, viễn thị, loạn thị ở trẻ em như sau:
(1) Cận thị:
- Nguyên nhân:
+ Cận thị do trục nhãn cầu (khoảng cách từ giác mạc đến võng mạc) dài hơn bình thường.
+ Cận thị do khúc xạ giác mạc và/hoặc thể thủy tinh cong hơn bình thường do đó công suất tăng lên.
- Triệu chứng:
+ Nhìn không rõ các vật ở xa, nheo mắt thì nhìn rõ hơn. Vì vậy người cận thị không đeo kính thường nheo mắt khi nhìn xa. Tuy nhiên mắt cận thị nhìn gần có thể vẫn bình thường.
+ Ở trẻ em, cận thị thường được phát hiện khi trẻ nhìn gần bình thường nhưng ngồi ở xa không nhìn thấy chữ trên bảng hoặc phải tiến gần đến bảng hoặc ti vi.
(2) Viễn thị:
- Nguyên nhân:
+ Viễn thị do trục (khoảng cách từ giác mạc đến võng mạc) ngắn hơn bình thường.
+ Viễn thị do khúc xạ giác mạc và/hoặc thể thủy tinh dẹt hơn bình thường, do đó công suất giảm đi.
- Triệu chứng:
+ Mắt viễn thị nhìn xa thường rõ hơn nhìn gần.
+ Người viễn thị nhẹ có thể điều tiết đủ để nhìn rõ cả xa và gần do đó thị lực có thể bình thường.
+ Người viễn thị nặng sẽ điều tiết không đủ do đó cả thị lực xa và thị lực gần đều có thể kém.
+ Đôi khi những người viễn thị bị mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu khi đọc sách hoặc khi làm các việc cần nhìn gần lâu.
+ Một số trường hợp viễn thị có thể gây ra lác mắt.
(3) Loạn thị:
- Nguyên nhân:
+ Do giác mạc và/ hoặc thể thủy tinh không có độ cong giống nhau ở tất cả các kinh tuyến.
+ Loạn thị có thể đơn độc hoặc kèm theo cận thị hoặc viễn thị.
- Triệu chứng:
+ Loạn thị nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến thị lực nhưng sẽ bị mỏi mắt hoặc nhức đầu.
+ Người loạn thị nặng nhìn hình nhòe, mờ cả khi vật ở xa và gần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?