Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ là gì? Cách xử lý khi bị bệnh đau mắt đỏ?
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ là gì? Cách xử lý khi bị bệnh đau mắt đỏ?
Căn cứ Chuyên đề 1 Phần 2 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
1.2. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
- Nguyên nhân: Thường do vi khuẩn hoặc vi rút.
- Triệu chứng:
+ Mắt đỏ một hoặc hai mắt (ở lòng trắng).
+ Có cảm giác cộm, chảy nước mắt.
+ Có kèm dử (ghèn) mắt màu vàng. Thường nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy, hai mi mắt của trẻ dính chặt vào nhau.
+ Đôi khi mi mắt có thể sưng nhẹ, có màng trắng mỏng bám ở mặt trong của mi mắt (giả mạc) kèm chảy nước màu hồng nhạt.
+ Trong trường hợp viêm kết mạc thành dịch do vi rút, trẻ có thể có sốt nhẹ, ho, viêm họng và nổi hạch sau tai.
- Cách xử trí:
+ Tra thuốc kháng sinh nước 4 - 6 lần/ngày.
+ Có thể dùng thêm thuốc mỡ tra buổi tối.
+ Nếu xuất hiện giả mạc cần phải bóc giả mạc tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt.
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ là do vi khuẩn hoặc vi rút.
Cách xử lý khi bị bệnh đau mắt đỏ như sau:
- Tra thuốc kháng sinh nước 4 - 6 lần/ngày.
- Có thể dùng thêm thuốc mỡ tra buổi tối.
- Nếu xuất hiện giả mạc cần phải bóc giả mạc tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ là gì? Cách xử lý khi bị bệnh đau mắt đỏ? (Hình từ Internet)
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc mắt và phòng chống các bệnh, tật về mắt cho trẻ em mầm non như thế nào?
Theo Chuyên đề 1 Mục 2 Phần 3 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn chế độ dinh dưỡng chăm sóc mắt và phòng chống các bệnh, tật về mắt cho trẻ em mầm non như sau:
- Một chế độ ăn uống giàu thực phẩm có chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm giảm khô mắt làm giảm nguy cơ phát triển bệnh lý về mắt.
- Bổ sung vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, gan, các loại rau củ quả có màu xanh thẫm, cam, đỏ, vàng… vì vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và tế bào nón ở võng mạc mắt, tạo ra sắc tố võng mạc, giúp điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng, có vai trò chống quáng gà do khô mắt. Tránh dẫn đến khô kết mạc, loét giác mạc.
- Đồng thời vitamin A cũng là một trong những thành phần cấu tạo phim nước mắt và giúp lớp màng này dính vào bề mặt giác mạc tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Với trẻ trong độ tuổi mầm non còn được khuyến nghị bổ sung vitamin A liều cao định kỳ 2 lần trong năm để góp phần giảm các bệnh lý nhiễm khuẩn và các nguy cơ về mắt cho trẻ.
- Ngoài ra một chế độ dinh dưỡng với đa dạng các vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, quả kiwi, dâu tây, bông cải xanh…, vitamin E trong quả bơ, hạt hướng dương, dầu ô liu và hạnh nhân…, kẽm dồi dào ở các loại đậu, hạt, thịt / hải sản, sữa và trứng…, Axit béo omega-3, omega-6 có nhiều trong mỡ cá, đậu nành, hạt chia, quả óc chó.., lutein và zexanthin trong các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau ngót, măng tây và các loại trái cây nhiều màu sắc như: đu đủ, dưa hấu, đào, xoài…, cần bổ sung vào chế độ ăn uống cũng rất tốt cho mắt.
Hướng dẫn nhà trường phòng tránh các bệnh, tật về mắt cho trẻ mầm non?
Theo Mục 3 Phần 1 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn nhà trường phòng tránh các bệnh, tật về mắt cho trẻ mầm non như sau:
- Cho trẻ tăng cường các hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Thực hiện nguyên tắc 20 - 20 - 20: nhìn gần 20 phút, nhìn xa 20 giây ở khoảng cách 20 feet (tương đương với 6m).
- Tổ chức kiểm tra, đo thị lực mắt tối thiểu 01 lần/năm, riêng trẻ có tật khúc xạ kiểm tra thị lực mắt tối thiểu 6 tháng/lần.
- Khi ngồi tập vẽ, tập tô, giáo viên hướng dẫn giúp đỡ trẻ ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát mặt xuống bàn, khoảng cách từ mắt đến mặt bàn khoảng một khuỷu tay trẻ.
- Cần đảm bảo đủ ánh sáng trong lớp học.
- Đối với trẻ học bán trú, đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung đầy đủ vitamin A.
- Giáo viên hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo mỗi trẻ có khăn mặt riêng, rửa mặt bằng nước sạch, rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, không dùng tay dụi vào mắt.
- Không để trẻ chơi với các đồ vật sắc nhọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?