Từ 1/1/2025, chốt CSGT phải được lập ở nơi không bị khuất tầm nhìn?
Từ 1/1/2025, chốt CSGT phải được lập ở nơi không bị khuất tầm nhìn?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát công khai trên tuyến giao thông đường bộ như sau:
Điều 6. Tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát công khai trên tuyến giao thông đường bộ
[.....]
2. Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện dừng phương tiện, kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo thẩm quyền;
b) Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, pháp luật về đường bộ và pháp luật có liên quan;
c) Khi tổ chức lực lượng kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải sử dụng camera được trang bị để ghi hình hoạt động kiểm soát của Tổ Cảnh sát giao thông. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
[.....]
Như vậy, Thông tư 73/2024/TT-BCA nhấn mạnh, từ 1/1/2025, vị trí lập chốt phải trên một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, pháp luật về đường bộ và pháp luật có liên quan.
Đồng thời, khi tổ chức lực lượng kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải sử dụng camera được trang bị để ghi hình hoạt động kiểm soát của Tổ Cảnh sát giao thông. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
Từ 1/1/2025, chốt CSGT phải được lập ở nơi không bị khuất tầm nhìn? (Hình từ Internet)
Vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
Điều 9. Trang phục, trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát
[....]
3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.
4. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị, sử dụng theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Bộ Công an. Được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định.
[....]
Như vậy, vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.
Khi kết thúc thời gian tuần tra kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 73/2024/TT-BCA, khi kết thúc thời gian tuần tra kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:
(1) Tổ trưởng có trách nhiệm
- Họp Tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, những vấn đề khác có liên quan, đề xuất, kiến nghị và ký xác nhận;
- Báo cáo tình hình, kết quả của Tổ;
- Các đơn vị, địa phương đã được trang bị App VNeCSGT thì thực hiện việc ghi nhận các nội dung tại điểm a, điểm b khoản này trên App VNeCSGT.
(2) Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị:
- Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ liên quan, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, các phương tiện khác;
- Phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác.
Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ là gì? Cách xử lý khi bị bệnh đau mắt đỏ?
- Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức ở đâu?
- Thời hạn gia hạn đất xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là bao lâu?
- 13/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 13 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc Bộ?