Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại xe nghiên cứu phát triển từ 01/01/2025?
- Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại xe nghiên cứu phát triển từ 01/01/2025?
- Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe nghiên cứu phát triển tính năng điều khiển tự động hóa toàn phần phải đáp ứng thêm những gì?
- Trách nhiệm của cơ sở nghiên cứu phát triển đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại xe nghiên cứu phát triển từ 01/01/2025?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 52/2024/TT-BGTVT quy định về yêu cầu kỹ thuật chung như sau:
Điều 4. Yêu cầu kỹ thuật chung
1. Xe nghiên cứu phát triển phải là xe thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Được sản xuất, lắp ráp từ phụ tùng chưa qua sử dụng;
b) Được cải tiến, thay đổi từ xe chưa qua sử dụng và sử dụng phụ tùng chưa qua sử dụng để cải tiến, thay đổi;
c) Được cải tiến, thay đổi từ xe nghiên cứu phát triển đang trong quá trình chạy thử và sử dụng phụ tùng chưa qua sử dụng để cải tiến, thay đổi;
d) Đã được chạy thử trên đường tại nước ngoài.
[...]
Như vậy, từ 01/01/2025, yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại xe nghiên cứu phát triển phải là xe thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được sản xuất, lắp ráp từ phụ tùng chưa qua sử dụng;
- Được cải tiến, thay đổi từ xe chưa qua sử dụng và sử dụng phụ tùng chưa qua sử dụng để cải tiến, thay đổi;
- Được cải tiến, thay đổi từ xe nghiên cứu phát triển đang trong quá trình chạy thử và sử dụng phụ tùng chưa qua sử dụng để cải tiến, thay đổi;
- Đã được chạy thử trên đường tại nước ngoài.
Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại xe nghiên cứu phát triển từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe nghiên cứu phát triển tính năng điều khiển tự động hóa toàn phần phải đáp ứng thêm những gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 52/2024/TT-BGTVT quy định về yêu cầu kỹ thuật riêng đối với mỗi loại xe như sau:
Điều 5. Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với mỗi loại xe
[...]
6. Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo:
a) Máy kéo sử dụng để kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phải là xe đáp ứng được điều kiện tham gia giao thông quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và yêu cầu nêu tại khoản 5 Điều này;
b) Khi chạy thử trên đường, tổng chiều dài của đoàn xe, tổng khối lượng của tổ hợp máy kéo kéo rơ moóc hoặc máy kéo kéo sơ mi rơ moóc, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục của đoàn xe được áp dụng tương tự như quy định của tổ hợp ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc hoặc của tổ hợp xe ô tô thân liền kéo rơ moóc nêu tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Không được được phép chở hàng hóa (trừ trường hợp chở tải trọng giả) trên máy kéo.
7. Riêng đối với xe nghiên cứu phát triển tính năng điều khiển tự động hóa toàn phần, phải đáp ứng thêm yêu cầu sau:
Đã được chạy thử tại nước ngoài và đáp ứng được yêu cầu về an toàn kỹ thuật theo quy định của một trong các nước thành viên tham gia điều ước quốc tế liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe nghiên cứu phát triển tính năng điều khiển tự động hóa toàn phần phải đáp ứng thêm yêu cầu như sau:
Đã được chạy thử tại nước ngoài và đáp ứng được yêu cầu về an toàn kỹ thuật theo quy định của một trong các nước thành viên tham gia điều ước quốc tế liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ mà Việt Nam là thành viên.
Trách nhiệm của cơ sở nghiên cứu phát triển đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 52/2024/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của cơ sở nghiên cứu phát triển đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ như sau:
- Chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe nghiên cứu phát triển trong suốt quá trình sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng xuất xưởng, chạy thử trên đường;
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực của: tài liệu thiết kế xe; kết quả kiểm tra chất lượng xuất xưởng, nội dung in trên Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; kết quả kiểm tra, đánh giá tình trạng của xe trước khi đưa xe chạy thử trên đường, trong các kỳ bảo dưỡng; nguồn gốc, xuất xứ của xe; phụ tùng sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe;
- Chịu các chi phí và trách nhiệm pháp lý đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình chạy thử trên đường;
- Cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe nghiên cứu phát triển đến Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Khi bảo dưỡng định kỳ, cơ sở nghiên cứu phát triển phải kiểm tra và đảm bảo tình trạng của các tổng thành, hệ thống gồm: động cơ, lái, phanh, treo, vành, lốp xe, đèn chiếu sáng, tín hiệu hoạt động bình thường. Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ theo quy định của cơ sở sản xuất xe nhưng không được dài hơn chu kỳ bảo dưỡng đối với xe cùng loại;
- Lập và lưu trữ hồ sơ trong vòng tối thiểu 03 năm kể từ khi kết thúc việc chạy thử trên đường đối với mỗi xe nghiên cứu phát triển. Hồ sơ lưu trữ bao gồm các loại tài liệu sau: thiết kế xe; nguồn gốc xe, phụ tùng (nêu tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này) sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe; kiểm tra chất lượng xuất xưởng; kết quả chạy thử trên đường nội bộ, chạy thử trên đường. Riêng dữ liệu vị trí và tốc độ thời gian lưu giữ tối thiểu 06 tháng, dữ liệu hình ảnh thời gian lưu giữ tối thiểu 07 ngày kể từ ngày kết thúc việc chạy thử;
- Cung cấp hồ sơ lưu trữ cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Lưu ý: Thông tư 52/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
- Phân biệt Giáo trình, Sách chuyên khảo, Sách tham khảo, Sách hướng dẫn?