Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 còn hiệu lực không? Áp dụng đến khi nào?
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 còn hiệu lực không? Áp dụng đến khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 98 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Điều 98. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2015, trừ khoản 1 Điều 4, Điều 24, Điều 34, điểm b khoản 1 Điều 38, Điều 41, khoản 1 Điều 45, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 58, Điều 67, khoản 4 Điều 68, khoản 1 Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73, khoản 2 Điều 95 thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015.
2. Luật này thay thế Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 33/2002/QH10.
Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân số 02/2002/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân số 14/2011/PL-UBTVQH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự số 04/2002/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại các điều 3, 4, 5, khoản 1 Điều 26, khoản 2 Điều 29 tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi bị hủy bỏ.
Căn cứ theo Điều 151 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Điều 151. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 152 của Luật này.
Theo đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đã được Quốc hội thông qua ngày 24/06/2024 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, thay thế Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Hiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 vẫn đang còn hiệu lực và áp dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 còn hiệu lực không? Áp dụng đến khi nào? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, Tòa án nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
+ Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ mấy năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 100 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Điều 100. Nhiệm kỳ của Thẩm phán
1. Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Thẩm phán Tòa án nhân dân được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
4. Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân được tính là nhiệm kỳ đầu.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ kéo dài 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?