4 12 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 4 12 âm không?
4 12 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 4 12 âm không?
Theo lịch vạn niên, ngày 4 12 âm năm 2024 là ngày 03/01/2025, rơi vào thứ 6.
Xem lịch âm tháng 12 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất dưới đây:
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ hưởng lương 06 kỳ nghỉ lễ tết là Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động, Quốc khánh, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, ngày 4 12 âm (03/01/2024 dương lịch) không là ngày nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Nếu ngày này người lao động xin ngày nghỉ hằng năm sẽ được nghỉ hưởng lương.
(Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài được nghỉ nếu ngày 4 12 âm rơi vào ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.)
4 12 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 4 12 âm không? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Lưu ý: Người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng lương thì phải thông báo với người sử dụng lao động.
Công ty không cho người lao động nghỉ không hưởng lương bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo đó, người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ không hưởng lương sẽ bị phạt tiền như sau:
- Người sử dụng lao động là cá nhân: Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Người sử dụng lao động là tổ chức: Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Như vậy, công ty không cho người lao động nghỉ không hưởng lương sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- 627 là tài khoản gì? Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung có mấy tài khoản cấp 2?
- 17 khẩu hiệu kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024)?
- Từ 1/1/2025, khi nào cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc?
- Trúng vé số đặc biệt đóng thuế bao nhiêu? Thời điểm xác định thu nhập tính thuế TNCN từ trúng vé số là khi nào?