Cách ghi Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50?
Mẫu PC10 Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất hiện nay theo Nghị định 50 là mẫu nào?
Mẫu Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất hiện nay là Mẫu số PC10 được quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu PC10 Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024
Cách ghi Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50? (Hình từ Internet)
Cách ghi Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50?
Cách ghi Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy (Mẫu số PC10) mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP, chi tiết như sau:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì kiểm tra;
(3) Ghi nội dung kiểm tra: về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy hoặc điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ…;
(4) Tên đối tượng được kiểm tra;
(5) Ghi nội dung trình bày của đại diện đơn vị được kiểm tra (chủ cơ sở, chủ đầu tư, chủ phương tiện,...), kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, thử nghiệm xác suất hoạt động của phương tiện phòng cháy, chữa cháy khi xét thấy cần thiết, nhận xét, đánh giá và kiến nghị. Nội dung kiểm tra theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Nghị định 50/2024/NĐ-CP. Đối với cứu nạn, cứu hộ kiểm tra các nội dung sau:
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình như: tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cứu nạn, cứu hộ; ban hành nội quy và biện pháp về cứu nạn, cứu hộ; tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về cứu nạn, cứu hộ; bố trí, trang bị dụng cụ, phương tiện cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ.
- Việc thực hiện, duy trì các điều kiện về phòng ngừa sự cố, tại nạn và cứu nạn, cứu hộ như: nội quy, biển cấm, biển cảnh báo ở những khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn; huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành (nếu có) và điều kiện hoạt động đáp ứng yêu cầu cứu nạn, cứu hộ tại chỗ; biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với địa điểm, phương tiện, thiết bị tại cơ sở được quy định tại điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 8 Nghị định 83/2017/NĐ-CP;
Xây dựng tình huống cứu nạn, cứu hộ trong Phương án chữa cháy phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trang bị và bố trí phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ, dụng cụ phá dỡ thô sơ bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(6) Đại diện đơn vị được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có);
(7) Đại diện đơn vị, cá nhân có liên quan ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có);
(8) Đại diện đoàn kiểm tra hoặc người được phân công thực hiện kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có).
Ai có thẩm quyền điều động đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tham gia hoạt động chữa cháy?
Tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về người có thẩm quyền điều động đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
Điều 35. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
[...]
Như vậy, thẩm quyền điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?