Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Quy trình tiếp nhận và phân loại thông tin gửi đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp thế nào?
- Ai có trách nhiệm lập dự toán kinh phí NSNN để chi trả nhuận bút cho tác giả đối với tác phẩm được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp?
Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
Căn cứ vào Điều 9 Quy chế Hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2024 có quy định như sau:
Điều 9. Cung cấp thông tin
1. Thông tin gửi để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Gửi công văn về địa chỉ: Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, số 60 Trần Phú, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội;
b) Thư điện tử (Email): [email protected]:
c) Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Các văn bản hành chính được gửi về để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, trong mục “Nơi nhận” phải ghi rõ “Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải”.
3. Các tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin để đăng tải phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về đơn vị, tổ chức, họ tên người gửi, chức danh (nếu có), Mã số thuế và Căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ liên lạc.
Theo đó, tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp phải cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm:
- Thông tin về đơn vị, tổ chức;
- Họ tên người gửi, chức danh (nếu có);
- Mã số thuế và Căn cước công dân;
- Số điện thoại.
- Địa chỉ liên lạc.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân phải cung cấp số điện thoại khi cung cấp thông tin đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại? (Hình từ Internet)
Quy trình tiếp nhận và phân loại thông tin gửi đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp thế nào?
Quy trình tiếp nhận và phân loại thông tin gửi đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 11 Quy chế Hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2024 như sau:
Bước 1: Thường trực Ban Biên tập tiếp nhận, kiểm tra thông tin;
Bước 2: Phân loại thông tin.
Việc phân loại thông tin được thực hiện như sau:
- Thông tin gửi đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp có nội dung theo quy định của Điều 8 Quy chế Hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2024, Thường trực Ban Biên tập sẽ thực hiện biên tập, cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp hoặc gửi đến các Cổng/Trang thông tin thành phần thuộc Cổng để biên tập, cập nhật.
- Thông tin gửi đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp không vì mục đích đăng tải mà cần được hỗ trợ, trả lời thì Thường trực Ban Biên tập sẽ phân loại, gửi về các đơn vị chuyên môn có liên quan thuộc Bộ để tiếp nhận và xử lý theo quy trình của đơn vị.
Lưu ý:
- Trong trường hợp thông tin gửi đăng tải chưa rõ ràng, không chính xác, không đầy đủ thông tin của tác giả thì Thường trực Ban Biên tập yêu cầu tác giả bổ sung thông tin, rà soát, điều chỉnh lại thông tin cho chính xác.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc không có thông tin phản hồi, Thường trực Ban Biên tập quyết định việc đăng tải hoặc không đăng tải thông tin đó trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
Ai có trách nhiệm lập dự toán kinh phí NSNN để chi trả nhuận bút cho tác giả đối với tác phẩm được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Quy chế Hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2024 như sau:
Điều 20. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin
1. Giúp Lãnh đạo Bộ thống nhất quản lý cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, an toàn thông tin, an ninh mạng để bảo đảm Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp được vận hành liên tục, thông suốt, ổn định và an toàn theo quy định tại Chương II của Quy chế này và quy định tại các văn bản liên quan khác.
2. Thiết kế cấu trúc công nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật của Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp; Phát triển đa dạng nội dung, hình thức hoạt động, các ứng dụng, sản phẩm truyền thông đa phương tiện để nâng cao năng lực thông tin, tổ chức cung cấp thông tin qua mạng xã hội và thiết bị di động theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tích hợp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tư pháp trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp; phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc kết nối, tích hợp Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.
4. Thực hiện các hoạt động quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp theo Quy chế này và quy định tại các văn bản liên quan khác.
5. Phối hợp với Văn phòng Bộ nghiên cứu, đề xuất các kế hoạch truyền thông của Bộ, ngành Tư pháp trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
6. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức bố trí đủ nhân lực chuyên môn và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực đảm nhiệm, bảo đảm phục vụ hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp và Cổng/Trang thông tin điện tử thuộc Cổng.
7. Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính lập dự toán kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp để chi trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được đăng tải trên Cổng/Trang Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và thù lao cho người làm công việc liên quan đến tác phẩm được đăng tải trên Cổng/Trang Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính lập dự toán kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp để chi trả nhuận bút cho tác giả đối với tác phẩm được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?