Diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế là bao nhiêu km2? Huế cách Sài Gòn bao nhiêu km?
Diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế là bao nhiêu km2? Huế cách Sài Gòn bao nhiêu km?
Căn cứ theo Tiểu mục 1.1 Mục 1 Chương 1 Quyết định 2579/QĐ-UBND năm 2024 Tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là tỉnh ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2, chiếm khoảng 1,48% diện tích cả nước và 5,12% diện tích vùng, với tứ cận tiếp giáp có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp biển Đông. Trong định hướng mới đây của Quy hoạch tổng thể Quốc gia, vùng ven biển của Thừa Thiên Huế nằm trong vùng động lực miền Trung (Bao gồm khu vực ven biển các địa bàn cấp huyện từ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến biển). Biên giới quốc gia đoạn Tỉnh Thừa Thiên Huế và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài khoảng 87,97km, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài khoảng 120km.
Hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ kết nối các tỉnh trong vùng gồm: Quốc lộ 1A - con đường chiến lược xuyên qua các tỉnh từ Bắc xuống Nam, Quốc lộ 14 (hay còn gọi là đường Hồ Chí Minh) - trục hành lang Đông - Tây xuyên suốt kết nối Thái Lan - Lào - Việt Nam.
Thừa Thiên Huế tọa lạc ở vị trí trung độ của cả nước, cách Thủ đô Hà Nội 658 km về phía Bắc, cách Thành phố Đà Nẵng 94 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.075 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh lỵ đặt tại Thành phố Huế.
Về mặt địa lý Thừa Thiên Huế hội tụ đầy đủ các lợi thế về giao thông vùng và liên vùng. Trong quá khứ, đây là kinh đô nước Việt Nam nên có các tiền đề quan trọng cho phát triển và cho các liên kết mềm về văn hóa, kinh tế, chính trị.
Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2, nằm cách Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) khoảng 1.075 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A.
Diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế là bao nhiêu km2? Huế cách Sài Gòn bao nhiêu km? (Hình từ Internet)
Dự kiến dân số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 đạt bao nhiêu triệu dân?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1745/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ
[...]
2. Mục tiêu phát triển
[...]
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
[...]
- Về xã hội:
+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân đạt 1,38%/năm; đến năm 2030 dân số toàn tỉnh đạt khoảng 1.300.000 người;
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 33 m2 sàn/người;
+ Số bác sỹ/1 vạn dân là 19 - 20 bác sỹ; số giường bệnh/1 vạn dân là 120 - 121 giường;
+ Duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh ở nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước;
+ Tuổi thọ trung bình người dân trên 75 tuổi;
+ Tỷ lệ thất nghiệp dưới 2,1%; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%;
+ Tỷ lệ đạt trường chuẩn quốc gia trên 93%;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75 - 80%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50 - 55%;
+ Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm 100%;
+ Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100% (trong đó phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu).
[...]
Theo đó, dự kiến dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 đạt khoảng 1,3 triệu dân.
Có mấy nhiệm vụ trọng tâm phát triển quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 2 Quyết định 1745/QĐ-TTg năm 2023, có 04 nhiệm vụ trọng tâm phát triển quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:
- Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; trung tâm của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và cả nước về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
- Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, hạ tầng số đảm bảo sự hài hòa giữa kiến trúc với thiên nhiên và đặc thù của Huế.
- Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế Bắc - Nam, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển; các trung tâm động lực: thành phố Huế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền.
- Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?