Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024?

Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024 như thế nào?

Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024?

Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 dành cho học sinh cấp THCS, THPT do Bộ GDĐT phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia và Công ty Honda Việt Nam tổ chức. Xem chi tiết thể lệ cuộc thi tại Công văn 7222/BGDĐT-GDTrH tải về.

Sau đây là mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024, học sinh có thể tham khảo.

Câu hỏi tự luận Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS

Câu 1:

a) Đọc tình huống sau:

Trên đường đi học về, Mai chở Yến trên chiếc xe đạp mới được bố mẹ mua cho. Vừa ra đến đoạn đường đông người thì trời lất phất mưa, Yến vội lấy chiếc ô trong cặp bật lên che cho cả hai. Thấy vậy, Mai nhắc nhở: “Cậu cất ô đi, che ô thế nguy hiểm lắm hơn nữa còn vi phạm pháp luật đấy”. Yến đáp: “Cậu yên tâm, tớ ngồi sau xe mà, không nguy hiểm đâu. Và lại, pháp luật chỉ cấm người điều khiển xe chứ không cấm người ngồi sau xe”. Em đồng ý với ý kiến của bạn Mai hay bạn Yến? Vì sao?

b) Dựa vào kiến thức đã được học, hãy cho biết cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện?

Câu 2. Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường em hiện nay và từ đó em có đề xuất biện pháp gì với nhà trường để giúp các bạn nhận thức và hành động đúng khi tham gia giao thông

Gợi ý mẫu Bài thi dành cho học sinh cấp THCS

Câu 1: a) Trong tình huống trên, em hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bạn Mai. Việc Yến che ô khi đi xe đạp là hành động vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông. Khi che ô, tầm nhìn của cả hai bạn sẽ bị hạn chế một cách đáng kể. Điều này dễ dẫn đến những tình huống bất ngờ như va chạm với người đi đường, xe cộ khác, hoặc gặp phải ổ gà, ổ voi. Hơn nữa, việc che ô làm giảm khả năng phản ứng của người điều khiển xe trước những tình huống nguy hiểm, từ đó tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Không chỉ vậy, việc che ô khi đi xe đạp còn vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Pháp luật không chỉ quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện mà còn đặt ra những yêu cầu đối với người ngồi sau. Mục đích của các quy định này là nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông.

b) Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đội mũ bảo hiểm bào vệ bản thân và giúp giảm thiểu chấn thương đầu nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn. Đi đúng làn đường, không đi ngược chiều, không vượt đèn đỏ, nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện ưu tiên. Kiểm tra xe thường xuyên, đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt, phanh hoạt động ổn định, lốp xe đủ hơi. Không vừa đi xe vừa nghe nhạc, sử dụng điện thoại, quan sát giao thông xung quanh. KHông chở quá số người quy định, việc chở quá tải sẽ làm giảm khả năng điều khiển xe và tăng nguy cơ mất thăng bằng.

An toàn giao thông là vấn đề của cả cộng đồng. Mỗi người chúng ta cần có ý thức trách nhiệm, tuân thủ luật giao thông và có những hành động thiết thực để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Việc thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo nên một môi trường giao thông văn minh, an toàn.

Câu 2: Hiện nay, giao thông luôn là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt trong mọi cộng đồng. Đối với học sinh, việc tham gia giao thông an toàn là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tại trường em, số lượng học sinh sử dụng xe đạp đi học khá lớn, đặc biệt là ở khối lớp dưới. Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh thực hiện đúng các quy tắc giao thông, vẫn có không ít bạn chưa ý thức đầy đủ về sự quan trọng của việc tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông.

Một số bạn chưa chú ý đến việc đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe đạp an toàn, chạy đúng làn đường quy định, hay sử dụng các tín hiệu báo hiệu khi rẽ. Điều này đôi khi gây ra những tình huống giao thông nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến các bạn học sinh mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.

Bên cạnh đó, một số bạn còn thiếu kiến thức về các quy tắc giao thông cơ bản như phân biệt đèn tín hiệu, hiểu rõ về vạch kẻ đường, hay không biết cách xử lý tình huống khẩn cấp khi tham gia giao thông. Điều này khiến cho các bạn có thể rơi vào tình trạng hoang mang, không biết cách phản ứng khi gặp phải những tình huống bất ngờ trên đường phố. Chính vì vậy, em xin đưa ra một số biện pháp giúp học sinh nhận thức và hành động đúng khi tham gia giao thông:

Thứ nhất, tổ chức các buổi học giáo dục về an toàn giao thông: Nhà trường có thể mời các chuyên gia, cán bộ cảnh sát giao thông đến trường tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh. Các buổi học này không chỉ cung cấp thông tin lý thuyết mà còn có thể tổ chức các hoạt động thực tế như diễn tập tình huống giao thông, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách xử lý khi gặp sự cố.

Thứ hai, xây dựng và duy trì các quy định về an toàn giao thông trong trường học. Trường học cần có các quy định rõ ràng về việc đi xe đạp an toàn, ví dụ như yêu cầu học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, đỗ xe đúng nơi quy định, và không chạy xe đạp khi không đủ khả năng điều khiển. Những quy định này cần được thực hiện nghiêm túc và có sự giám sát chặt chẽ từ giáo viên và cán bộ nhà trường.

Thứ ba, phát động phong trào tuyên truyền về an toàn giao thông trong học sinh: Nhà trường có thể thành lập các câu lạc bộ hoặc nhóm học sinh phụ trách tuyên truyền về an toàn giao thông, phát tờ rơi, dán poster về các quy tắc giao thông và lợi ích của việc tuân thủ luật lệ giao thông. Điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức cho học sinh mà còn khuyến khích các bạn tự giác thực hiện các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông.

Câu hỏi tự luận Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT

Câu 1. Đọc tình huống sau

"Nhà H ở một phố lớn của thị xã, mẹ H là chủ một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Nhà H thường xuyên tập kết hàng hoá, để tràn ra chiếm hết vỉa hè, gây cản trở giao thông, mọi người xung quanh phàn nàn nhiều nhưng gia đình H làm như không biết gì cả".

- Hãy nhận xét về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của gia đình H.

- Nếu là H, em sẽ làm gì?

Câu 2. Em hiểu thế nào về Văn hóa giao thông? Khi được tham gia Hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, Em sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?

Gợi ý mẫu Bài thi dành cho học sinh cấp THPT

Câu 1: a) Hành vi của gia đình H là vi phạm nghiêm trọng các quy định về trật tự, an toàn giao thông. Việc tập kết hàng hóa tràn lan ra vỉa hè gây ra nhiều hậu quả xấu: Cản trở giao thông; người đi bộ bị buộc phải đi xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn; gây mất mỹ quan đô thị; đặc biệt đây chính là hành vi vi phạm pháp luật

Nếu em là H, trong trường hợp này, em sẽ cố gắng thuyết phục bố mẹ hiểu rõ những tác hại mà việc làm của mình gây ra. Chia sẻ với bố mẹ về những bất tiện mà việc chiếm dụng vỉa hè gây ra cho mọi người xung quanh, đặc biệt là người già, trẻ em và người khuyết tật. Đồng thời, em sẽ tìm hiểu các quy định pháp luật về trật tự giao thông và giải thích cho bố mẹ hiểu việc làm này là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định. Ngoài ra em cùng với bố mẹ tìm kiếm các giải pháp thay thế, như thuê kho để chứa hàng hoặc sắp xếp hàng hóa gọn gàng hơn trong khuôn viên cửa hàng.

Trường hợp không thuyết phục được bố mẹ, em có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, tổ dân phố hoặc những người có uy tín trong khu vực.

Câu 2:

Văn hóa giao thông đối với em không đơn thuần chỉ là việc tuân thủ luật giao thông, mà còn là một hành vi thể hiện ý thức, trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là sự tôn trọng lẫn nhau, là sự chia sẻ và giúp đỡ, là những hành động đẹp mắt trên đường.

Khi được tham gia hội thảo với chủ đề "Học sinh trung học phổ thông với văn hóa giao thông", em sẽ chuẩn bị và chia sẻ những ý kiến sau:

Thứ nhất, văn hóa giao thông bắt đầu từ mỗi cá nhân. Việc xây dựng văn hóa giao thông cần bắt đầu từ chính mỗi người. Mỗi học sinh cần làm gương bằng cách tuân thủ luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không vượt đèn đỏ, không đi ngược chiều,...

Thứ hai, gia đình và nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý thức về văn hóa giao thông cho học sinh. Các bậc phụ huynh nên làm gương cho con cái bằng cách chấp hành luật giao thông, còn nhà trường cần lồng ghép giáo dục về văn hóa giao thông vào các môn học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan.

Thứ ba, Em sẽ đề xuất các hình thức tuyên truyền sáng tạo và hiệu quả như: làm video clip ngắn, vẽ tranh, viết bài báo, tổ chức các cuộc thi... để nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của văn hóa giao thông. Hoặc chia sẻ về các mô hình điểm đã làm tốt trong việc xây dựng văn hóa giao thông như: cổng trường an toàn, tuyến đường văn minh... và đề xuất nhân rộng các mô hình này.

Tóm lại, văn hóa giao thông là vấn đề của toàn xã hội. Mỗi chúng ta cần chung tay để xây dựng một môi trường giao thông văn minh, an toàn. Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy, việc giáo dục ý thức về văn hóa giao thông cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024?

Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024? (Hình từ Internet)

Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm:

- Cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

- Cơ sở dữ liệu về đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

- Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

- Cơ sở dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

- Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

- Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.

- Cơ sở dữ liệu về hành trình của phương tiện giao thông đường bộ, hình ảnh người lái xe theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

- Cơ sở dữ liệu về quản lý thời gian điều khiển phương tiện của người lái xe theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

- Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự như sau:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Tín hiệu đèn giao thông.

- Biển báo hiệu đường bộ.

- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H.

- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường hiện nay và đề xuất biện pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ thanksgiving 2024 (Lễ Tạ ơn) ngày nào? Lễ Tạ ơn được nghỉ bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bìa cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 hàng ngày - Lịch vạn niên 2024? Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024? Các ngày lễ âm lịch 2024 NLĐ được nghỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa dành cho học sinh và giáo viên tiểu học, trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
4 tháng 12 là ngày gì? 4/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 12 2024 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Dương Thanh Trúc
16 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào