Thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?
Thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?
Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và thống nhất lấy ngày 10 tháng 12 hàng năm là Ngày Nhân quyền thế giới (Human Rights Day).
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới (ngày 10 tháng 12), Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ đã ban hành Kế hoạch 05/KH-BCĐ năm 2024 triển khai đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)
Tại Mục 2 Kế hoạch 05/KH-BCĐ năm 2024, thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024) như sau:
[1] Thời gian tuyên truyền: từ ngày 01/11/2024 - ngày 31/12/2024.
[2] Nội dung tuyên truyền:
Trước thời điểm Ngày Nhân quyền thế giới (Từ 01/11 đến 09/12/2024)
- Nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên hợp quốc; ý nghĩa của Tuyên ngôn đối với thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; tập trung tuyên truyền đậm nét những giá trị phổ quát về quyền con người đã được thế giới công nhận, điển hình như nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử...
- Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thể hiện rõ trong bản Tuyên ngôn độc lập và trong Hiến pháp. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững và cụ thể trong các Văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các Quyết định của Chính phủ.
- Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề quyền con người trong xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh”.
- Thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong gần 40 năm đổi mới trên các lĩnh vực: dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hoá; bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có HIV/AIDS, người dân chịu ảnh hưởng tác động của biến đổi khí hậu...); đặc biệt là bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền của người dân tộc thiểu số; quyền tự do báo chí, ngôn luận, Internet, quyền của người lao động...
- Thành tựu trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền con người; công tác đặc xá, bảo các quyền cơ bản của những người chấp hành án phạt tù (bao gồm cả người nước ngoài).
- Vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong các hoạt chung vì quyền con người, bước đầu có đóng góp cho việc định hình thể chế thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong khu vực và trên thế giới.
- Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong sạch bộ máy và quyết tâm chính trị, định hướng phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Đấu tranh, phản bác các thông tin xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo, tự do báo chí và vấn đề “dân tộc bản địa” của các thế lực thù địch, các tổ chức NGO về nhân quyền.
Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/2024)
- Những kết quả đạt được của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỷ 2023 - 2025 (những sáng kiến đóng góp của Việt Nam về công tác bảo vệ quyền con người toàn cầu như: biến đổi khí hậu, thúc đẩy quyền phụ nữ, trẻ em, nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương...)
- Kết quả thực thi các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (ICCPR, CERD, CAT...)
- Các chương trình, chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đảm bảo nhân quyền cho nhóm dễ bị tổn thương khác như người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, nạn nhân của bảo lực, buôn bán người, người nghiện ma túy... (Bộ Luật Lao động, Luật việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN đến năm 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, các chính sách hỗ trợ các nhóm đối tượng).
- Các chủ trương, chính sách, tình hình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo tinh thần tôn giáo là nguồn lực phát triển đất nước.
Sau thời điểm Ngày Nhân quyền thế giới (Từ 10/12/2024 đến 31/12/2024)
- Tuyên truyền công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV với những chủ trương liên quan đến thúc đẩy và bảo đảm quyền con người.
- Kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 và các chương trình, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi khác.
- Tiếp tục tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các thông tin xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo, các đối tượng vi phạm pháp luật phía nước ngoài quan tâm và vấn đề “dân tộc bản địa”.
Thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)? (Hình từ Internet)
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có bao nhiêu Điều? Mục tiêu của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền là gì?
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thổ bị giám hộ.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10/12/1948, gồm có 30 Điều.
Theo đó, mục tiêu của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đó là:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển tương quan hữu nghị giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền lợi và quyền dân tộc tự quyết, cùng thi hành mọi biện pháp thích nghi để củng cố hòa bình thế giới.
- Đạt tới sự hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, hay nhân đạo, và phát huy, khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
Bình đẳng giới trong gia đình biểu hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006, bình đẳng giới trong gia đình biểu hiện như sau:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
*Trên đây là nội dung Thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đối với tổ chức khi Nhà nước cho thuê đất?
- Biểu mẫu báo cáo định kỳ của tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu riêng lẻ mới nhất?
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi thu hồi đất cho đối tượng nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 3 từ 15/01/2025?
- Tải mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?