Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
Căn cứ theo Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BQP có quy định về ký hiệu biển số xe của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
TT | TÊN ĐƠN VỊ | KÝ HIỆU BIỂN SỐ |
1 | Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng | TM |
2 | Tổng cục Chính trị | TC |
3 | Tổng cục Hậu cần | TH |
4 | Tổng cục Kỹ thuật | TT |
5 | Tổng cục Công nghiệp quốc phòng | TK |
6 | Tổng cục II | TN |
7 | Quân khu 1 | KA |
8 | Quân khu 2 | KB |
9 | Quân khu 3 | KC |
10 | Quân khu 4 | KD |
11 | Quân khu 5 | KV |
12 | Quân khu 7 | KP |
13 | Quân khu 9 | KK |
14 | Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội | KT |
15 | Quân đoàn 12 | AA |
16 | Quân đoàn 3 | AC |
17 | Quân đoàn 4 | AD |
18 | Quân chủng Phòng không - Không quân | QA |
19 | Quân chủng Hải quân | QH |
20 | Bộ đội Biên phòng | QB |
21 | Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển | QC |
22 | Bộ Tư lệnh 86 | QM |
23 | Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh | BL |
24 | Binh chủng Tăng - Thiết giáp | BB |
25 | Binh chủng Công binh | BC |
26 | Binh chủng Đặc công | BK |
27 | Binh chủng Pháo binh | BP |
28 | Binh chủng Hoá học | BH |
29 | Binh chủng Thông tin liên lạc | BT |
30 | Học viện Quốc phòng | HA |
31 | Học viện Lục quân | HB |
32 | Học viện Chính trị | HC |
33 | Học viện Hậu cần | HE |
34 | Học viện Kỹ thuật quân sự | HD |
35 | Học viện Quân y | HH |
36 | Trường Sĩ quan Lục quân 1 | HT |
37 | Trường Sĩ quan Lục quân 2 | HQ |
38 | Trường Sĩ quan Chính trị | HN |
39 | Cục Đối ngoại | PA |
40 | Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam | PG |
41 | Ban Cơ yếu Chính phủ | PK |
42 | Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga | PX |
43 | Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | PP - 10 |
44 | Bệnh viện quân y 175 | PP - 40 |
45 | Viện Y học cổ truyền Quân đội | PP - 60 |
46 | Binh đoàn 11 | AV |
47 | Binh đoàn 12 | AT |
48 | Binh đoàn 15 | AN |
49 | Binh đoàn 16 | AX |
50 | Binh đoàn 18 | AM |
51 | Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội | VT |
52 | Tổng công ty 36 - CTCP | CA |
53 | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội | CB |
54 | Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân (vaxuco) | CD |
55 | Tổng công ty Đông Bắc | CH |
56 | Tổng công ty Thái Sơn | CM |
57 | Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng | CN |
58 | Tổng công ty 319 | CP |
59 | Công ty ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất | CT |
60 | Tổng công ty xây dựng Lũng Lô | CV |
Theo đó, hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam có 06 binh chủng gồm:
- Binh chủng Tăng - Thiết giáp
- Binh chủng Công binh
- Binh chủng Đặc công
- Binh chủng Pháo binh
- Binh chủng Hoá học
- Binh chủng Thông tin liên lạc.
Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng? (Hình từ Internet)
Thời hạn xét thăng quân hàm từ Đại úy lên Thiếu tá quân đội nhân dân là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
[...]
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
[...]
Như vậy, thời hạn xét thăng quân hàm từ Đại úy lên Thiếu tá quân đội nhân dân là 04 năm.
Sĩ quan quân đội thực hiện trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, trách nhiệm của sĩ quan quân đội gồm:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào.
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Lưu ý: Thông tư 69/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì?
- Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm những ai?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh gì?
- Thi IOE Tiếng Anh 2024 có bao nhiêu cấp? Thi IOE cấp trường năm 2024 có bao nhiêu giải?
- Bài hát “Tiến bước dưới quân kỳ” do nhạc sĩ nào sáng tác? Tỷ lệ kích thước Quốc kỳ Việt Nam là bao nhiêu?