Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì?

Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì?

Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì?

Nhà nước đã quyết định cử lực lượng của Việt Nam bắt đầu tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc từ năm 2014, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, tích cực của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế.

Như vậy, Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm 2014.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực xảy ra xung đột trên thế giới, được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đặt dưới sự quản lý của Liên hợp quốc.
[...]

Như vậy, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực xảy ra xung đột trên thế giới, được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đặt dưới sự quản lý của Liên hợp quốc.

Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì?

Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì? (Hình từ Internet)

Lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc gồm gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định như sau:

Điều 5. Hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
1. Hình thức tham gia bao gồm:
a) Cá nhân;
b) Đơn vị.
2. Lĩnh vực tham gia bao gồm:
a) Tham mưu;
b) Hậu cần;
c) Kỹ thuật;
d) Thông tin, liên lạc;
đ) Công binh;
e) Quân y;
g) Cảnh sát;
h) Kiểm soát quân sự;
i) Quan sát viên quân sự;
k) Quan sát viên và giám sát bầu cử;
l) Các lĩnh vực khác do Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định.

Theo đó, lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc gồm:

- Tham mưu;

- Hậu cần;

- Kỹ thuật;

- Thông tin, liên lạc;

- Công binh;

- Quân y;

- Cảnh sát;

- Kiểm soát quân sự;

- Quan sát viên quân sự;

- Quan sát viên và giám sát bầu cử;

- Các lĩnh vực khác do Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định.

Ngoài ra, hình thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc gồm: Cá nhân và Đơn vị.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như sau:

(1) Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc;

- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền của Việt Nam về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các lĩnh vực khác có liên quan;

- Bảo vệ vị thế và uy tín của Việt Nam; phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tôn trọng pháp luật, chính quyền, người dân và văn hóa, phong tục tập quán ở quốc gia, khu vực nơi lực lượng Việt Nam tham gia;

- Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền của Việt Nam giao.

(2) Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có quyền hạn sau đây:

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện của Việt Nam và Liên hợp quốc được giao theo quy định để thực hiện nhiệm vụ;

- Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc và thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Liên hợp quốc
Tạ Thị Thanh Thảo
6,384 lượt xem
Liên hợp quốc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Liên hợp quốc
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên Hợp Quốc là gì? Việt Nam có các lĩnh vực nào tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền cử lực lượng Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc thuộc về cơ quan nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Liên hợp quốc có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Liên hợp quốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên hợp quốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào