Liên Hợp Quốc là gì? Việt Nam có các lĩnh vực nào tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc?
Liên Hợp Quốc là gì? Liên hợp quốc có bao nhiêu cơ quan?
Liên hợp quốc (United Nations - UN) ra đời vào năm 1945 khi Hiến chương Liên hợp quốc được Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn.
Theo Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm xây dựng Liên hợp quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững. Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên hợp quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu:
(1) Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
(2) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết
(3) Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo
(4) Xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung
Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư ký.
Liên Hợp Quốc là gì? Việt Nam có các lĩnh vực nào tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc? (Hình từ Internet)
Các lĩnh vực nào tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc?
Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc:
Điều 5. Hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
1. Hình thức tham gia bao gồm:
a) Cá nhân;
b) Đơn vị.
2. Lĩnh vực tham gia bao gồm:
a) Tham mưu;
b) Hậu cần;
c) Kỹ thuật;
d) Thông tin, liên lạc;
đ) Công binh;
[...]
Như vậy, các lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc bao gồm:
- Tham mưu
- Hậu cần
- Kỹ thuật
- Thông tin, liên lạc
- Công binh
- Quân y
- Cảnh sát
- Kiểm soát quân sự
- Quan sát viên quân sự
- Quan sát viên và giám sát bầu cử
- Các lĩnh vực khác do Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định
Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc:
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
1. Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc;
b) Tham mưu cho cấp có thẩm quyền của Việt Nam về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các lĩnh vực khác có liên quan;
c) Bảo vệ vị thế và uy tín của Việt Nam; phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tôn trọng pháp luật, chính quyền, người dân và văn hóa, phong tục tập quán ở quốc gia, khu vực nơi lực lượng Việt Nam tham gia;
[...]
Như vậy, cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
[1] Nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc;
- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền của Việt Nam về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các lĩnh vực khác có liên quan
- Bảo vệ vị thế và uy tín của Việt Nam; phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tôn trọng pháp luật, chính quyền, người dân và văn hóa, phong tục tập quán ở quốc gia, khu vực nơi lực lượng Việt Nam tham gia
- Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền của Việt Nam giao
[2] Quyền hạn
- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện của Việt Nam và Liên hợp quốc được giao theo quy định để thực hiện nhiệm vụ
- Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc và thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết 2025 là bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 nghỉ vào thứ mấy?
- Nguyên tắc đăng ký xe quân sự là gì? Có những hình thức đăng ký nào từ ngày 1/1/2025?
- Chế độ của bí thư đoàn tại trường trung học mới nhất năm 2024?
- Công ty tặng lại hàng hóa được tặng cho có phải xuất hóa đơn hay không?
- Việc đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện theo nguyên tắc nào?