Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm những ai?
Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:
Điều 19. Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:
a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
2. Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
a) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
c) Trung đội trưởng;
d) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
đ) Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Như vậy, các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
- Trung đội trưởng;
- Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
-Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ mấy năm?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.
Như vậy, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ như sau:
- Đối với Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế:
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ là 04 năm;
- Đối với Dân quân thường trực: thời hạn tham gia Dân quân tự vệ sẽ là 02 năm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương hay cơ quan, tổ chức mà thời hạn thực hiện nghĩa vụ có thể được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi theo quy định.
02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định về hình thức thi đua như sau:
Điều 5. Hình thức thi đua
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định sau:
1. Thi đua thường xuyên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu cụ thể. Kết thúc năm công tác, chỉ huy cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ tiến hành tổng kết và bình xét danh hiệu thi đua.
2. Thi đua chuyên đề
Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung, như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, dịch bệnh, cháy, nổ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Như vậy, từ 22/12/2024, 02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ bao gồm:
(1) Thi đua thường xuyên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu cụ thể. Kết thúc năm công tác, chỉ huy cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ tiến hành tổng kết và bình xét danh hiệu thi đua.
(2) Thi đua chuyên đề
Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung, như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, dịch bệnh, cháy, nổ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Lưu ý: Thông tư 93/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2024. Thông tư 57/2020/TT-BQP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ hết hiệu lực kể từ ngày 22/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?