Mẫu thông báo về việc từ chối yêu cầu thi hành án dân sự mới nhất năm 2025?
Mẫu thông báo về việc từ chối yêu cầu thi hành án dân sự mới nhất năm 2025?
Căn cứ theo mẫu D15-THADS Danh mục biểu mẫu đơn, giấy báo, giấy mời, giấy triệu tập, thông báo, biên bản, lệnh xuất nhập kho, thẻ kho thi hành án dân sự ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BTP quy định như sau:
Dưới đây là Mẫu thông báo về việc từ chối yêu cầu thi hành án dân sự mới nhất năm 2025:
Tải về Mẫu thông báo về việc từ chối yêu cầu thi hành án dân sự mới nhất năm 2025:
Mẫu thông báo về việc từ chối yêu cầu thi hành án dân sự mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Người được thi hành án có phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án dân sự không?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định chi phí cưỡng chế thi hành án như sau:
Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
[...]
Theo quy định trên, người được thi hành án không phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án. Chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án được người phải thi hành án chịu.
Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm gì khi thực hiện thi hành án dân sự?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP khoản 2 Điều 1 Nghị định 152/2024/NĐ-CP quy định về thỏa thuận thi hành án như sau:
Điều 5. Thỏa thuận thi hành án
[...]
4. Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này. Việc chứng kiến thỏa thuận được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự. Đối với các trường hợp thỏa thuận giao quyền sử dụng đất, giao nhà, tài sản gắn liền với đất; giao quyền nuôi dưỡng người chưa thành niên; giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động thì Chấp hành viên chúng kiến ngoài trụ sở cơ quan nếu đương sự yêu cầu.
Trường hợp phát hiện thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên từ chối chứng kiến thỏa thuận nhưng phải nêu rõ lý do từ chối vào văn bản thỏa thuận.
Như vậy, khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
- Việc chứng kiến thỏa thuận được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự.
- Đối với các trường hợp thỏa thuận giao quyền sử dụng đất, giao nhà, tài sản gắn liền với đất; giao quyền nuôi dưỡng người chưa thành niên; giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động thì Chấp hành viên chúng kiến ngoài trụ sở cơ quan nếu đương sự yêu cầu.
- Trường hợp phát hiện thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên từ chối chứng kiến thỏa thuận nhưng phải nêu rõ lý do từ chối vào văn bản thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?