Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?

Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?

Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?

Căn cứ Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
[…]

Đồng thời, căn cứ Điều 111 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyền xử phạt của cơ quan BHXH:

Điều 111. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
[…]

Theo đó, Giám đốc BHXH cấp tỉnh có thẩm quyền phạt tiền lên đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế, còn đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế không thuộc thẩm quyền xử phạt của Giám đốc BHXH cấp tỉnh.

Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?

Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2, khoản 5 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về đóng bảo hiểm y tế:

Điều 80. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
[...]
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
[…]
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị đóng thiếu. Đồng thời, người sử dụng lao động buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có), nếu không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có bị phạt?

Căn cứ khoản 1 Điều 95 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm bảo hiểm y tế.

Điều 95. Vi phạm quy định khác về bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
[…]

Theo đó, đối với hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

*Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí xem xét đưa thuốc vào danh mục thuốc được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế từ 01/01/2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách bệnh viện đăng ký bảo hiểm y tế TPHCM nhận KCB ngoại tỉnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí trực tiếp cho người bệnh có BHYT bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu HC được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, trường hợp nào người bệnh có BHYT không được chuyển viện?
Hỏi đáp Pháp luật
04 yêu cầu cần hoàn thiện đối với Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TQ được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Link tra cứu thời hạn Bảo hiểm y tế của BHXH Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhổ răng khôn có được bảo hiểm y tế chi trả không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm y tế
22 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào