Đã có Thông tư 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT đường bộ?

Đã có Thông tư 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT đường bộ?

Đã có Thông tư 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT đường bộ?

Ngày 15/11/2024, Bộ Công an ban hành Thông tư 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thông tư 83/2024/TT-BCA áp dụng đối với những đối tượng sau đây:

- Công an các đơn vị, địa phương; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết gọn là cán bộ) được giao nhiệm vụ liên quan đến xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát giao thông.

- Các tổ chức, cá nhân liên quan đến xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát giao thông.

Đồng thời, nguyên tắc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát giao thông như sau:

- Tuân thủ quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Bảo đảm tính thống nhất; đẩy mạnh phân công, phân cấp trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát giao thông.

- Bảo đảm tính chính xác, khách quan, toàn vẹn, an ninh, an toàn của thông tin, dữ liệu được thu thập; bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống giám sát giao thông.

* Thông tư 83/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025 và thay thế Thông tư 17/2014/TT-BCA.

Đã có Thông tư 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT đường bộ?

Đã có Thông tư 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT đường bộ? (Hình từ Internet)

Việc quản lý, vận hành hệ thống giám sát giao thông được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 83/2024/TT-BCA quy địn việc quản lý, vận hành hệ thống giám sát giao thông được thực hiện như sau:

- Cục Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành hệ thống giám sát giao thông trên các tuyến đường cao tốc, trừ các tuyến đường cao tốc do Bộ trưởng Bộ Công an phân công, phân cấp cho Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý, vận hành hệ thống giám sát giao thông trên các tuyến đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trên các tuyến đường cao tốc được phân công, phân cấp tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

- Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống giám sát giao thông thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát giao thông, thiết bị hỗ trợ hệ thống giám sát giao thông, thiết bị đặt tại trung tâm giám sát giao thông, đường truyền và phần mềm hệ thống giám sát giao thông bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định; thường xuyên kiểm tra tình trạng, khả năng lưu trữ dữ liệu của hệ thống giám sát giao thông; đánh giá việc ghi nhận hình ảnh của thiết bị giám sát giao thông.

- Thông tin, dữ liệu trong hệ thống giám sát giao thông được quản lý, phân loại, chia sẻ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu camera giám sát trong Công an nhân dân.

- Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống giám sát giao thông xây dựng quy chế quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát giao thông; xây dựng phương án xử lý, phục hồi hệ thống, dữ liệu khi xảy ra sự cố. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi ban hành quy chế quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát giao thông phải có văn bản xin ý kiến Cục Cảnh sát giao thông.

Nhà nước có những chính sách gì về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ 1/1/2025?

Căn cứ Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ 1/1/2025 như sau:

- Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.

- Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn;

Đòng thời, ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
App VNeCSGT là app gì? Việc ghi sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ trên App VNeCSGT áp dụng đối với những đơn vị nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ cao điểm là gì? Giờ cao điểm là lúc mấy giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, chốt CSGT phải được lập ở nơi không bị khuất tầm nhìn?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Đường bộ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại xe nghiên cứu phát triển từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
03 hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, nghiêm cấm giữ phương tiện giao thông khi đã xác định người điều khiển không có lỗi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Nguyễn Thị Hiền
92 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào