Ban hành Nghị định 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự?
Ban hành Nghị định 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự?
Ngày 15/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 33/2020/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 152/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2008.
Nghị định 152/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Đồng thời, bãi bỏ Mục 3 điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Ban hành Nghị định 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được xem là trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP khoản 1 Điều 1 Nghị định 152/2024/NĐ-CP quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:
Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
[...]
3. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo hoặc phải thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; đương sự bị tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc các trở ngại khách quan khác theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật dân sự.
[...]
Như vậy, trường hợp nào được xem là trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự là:
- Đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ;
- Đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo hoặc phải thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn;
- Đương sự bị tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc chết mà chưa xác định được người thừa kế;
- Tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc các trở ngại khách quan khác theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.
Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm gì khi thực hiện thi hành án dân sự?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP khoản 2 Điều 1 Nghị định 152/2024/NĐ-CP quy định về thỏa thuận thi hành án như sau:
Điều 5. Thỏa thuận thi hành án
[...]
4. Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này. Việc chứng kiến thỏa thuận được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự. Đối với các trường hợp thỏa thuận giao quyền sử dụng đất, giao nhà, tài sản gắn liền với đất; giao quyền nuôi dưỡng người chưa thành niên; giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động thì Chấp hành viên chúng kiến ngoài trụ sở cơ quan nếu đương sự yêu cầu.
Trường hợp phát hiện thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên từ chối chứng kiến thỏa thuận nhưng phải nêu rõ lý do từ chối vào văn bản thỏa thuận.
Như vậy, khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
- Việc chứng kiến thỏa thuận được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự.
- Đối với các trường hợp thỏa thuận giao quyền sử dụng đất, giao nhà, tài sản gắn liền với đất; giao quyền nuôi dưỡng người chưa thành niên; giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động thì Chấp hành viên chúng kiến ngoài trụ sở cơ quan nếu đương sự yêu cầu.
- Trường hợp phát hiện thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên từ chối chứng kiến thỏa thuận nhưng phải nêu rõ lý do từ chối vào văn bản thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu 2024 của đảng viên dành cho CBCCVC?
- Lịch thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bình Dương năm 2025?
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Theo Nghị định 45/2020/NĐ-CP thời gian cán bộ công chức viên chức phản hồi việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến chậm nhất là bao lâu sau khi công dân nộp hồ sơ lên hệ thống?
- Mức lương viên chức loại A1 hiện nay là bao nhiêu?