Năm sinh được đi dân quân tự vệ 2025? 02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024?
Năm sinh được đi dân quân tự vệ 2025?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 đã có quy định về độ tuổi tham gia lực lượng dân quân tự vệ.
Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
[....]
Theo đó, công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
Như vậy, năm sinh được đi dân quân tự vệ 2025 như sau:
- Công dân nam: Từ năm sinh 1979 (có thể kéo dài đến năm sinh 1974) đến năm sinh 2006.
- Công dân nữ: Từ năm sinh 1984 (có thể kéo dài đến năm sinh 1979) đến năm sinh 2006.
02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 93/2024/TT-BQP có quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Hình thức thi đua
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định sau:
1. Thi đua thường xuyên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu cụ thể. Kết thúc năm công tác, chỉ huy cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ tiến hành tổng kết và bình xét danh hiệu thi đua.
2. Thi đua chuyên đề
Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung, như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, dịch bệnh, cháy, nổ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Như vậy, 02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024 bao gồm:
(1) Thi đua thường xuyên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu cụ thể. Kết thúc năm công tác, chỉ huy cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ tiến hành tổng kết và bình xét danh hiệu thi đua.
(2) Thi đua chuyên đề
Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung, như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, dịch bệnh, cháy, nổ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024 gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 93/2024/TT-BQP nội dung tổ chức phong trào thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024 như sau:
- Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra nội dung, chỉ tiêu thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung, chỉ tiêu thi đua phải phù hợp với thực tế của địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
- Căn cứ đặc điểm, tính chất tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hội thi, hội thao và hoạt động của Dân quân tự vệ để xác định hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp, tránh biểu hiện hình thức trong thi đua.
- Triển khai các biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi đua.
- Sơ kết, tổng kết thi đua:
+ Kết thúc mỗi phong trào thi đua hoặc đợt thi đua, các cơ quan, đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
+ Đối với đợt thi đua dài ngày, có thể tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?
- Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tổng hợp các Luật Tố tụng hành chính của Việt Nam qua các thời kỳ?
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập là ai?