Tải Mẫu sổ tiếp công dân trong ngành Giao thông vận tải mới nhất 2024 theo Thông tư 39?
- Tải Mẫu sổ tiếp công dân trong ngành Giao thông vận tải mới nhất 2024 theo Thông tư 39?
- Quy trình tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện như thế nào?
- Chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Giao thông vận tải 2024 là gì?
Tải Mẫu sổ tiếp công dân trong ngành Giao thông vận tải mới nhất 2024 theo Thông tư 39?
Mẫu sổ tiếp công dân trong ngành Giao thông vận tải mới nhất 2024 được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BGTVT, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu sổ tiếp công dân trong ngành Giao thông vận tải mới nhất 2024 theo Thông tư 39
Ghi chú:
- Cột 6: Phân loại đơn: Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Cột 7: Ghi danh mục những tài liệu công dân cung cấp.
- Cột 8: Phân loại theo lĩnh vực (đất đai, chế độ chính sách, ...).
- Cột 9: Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan tiếp nhận để xem xét.
- Cột 10: Đối với trường hợp không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Tải Mẫu sổ tiếp công dân trong ngành Giao thông vận tải mới nhất 2024 theo Thông tư 39? (Hình từ Internet)
Quy trình tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 39/2014/TT-BGTVT, quy trình tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện như sau:
Bước 1: Người tiếp công dân yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc giấy ủy quyền, ghi chép đầy đủ họ tên, địa chỉ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và yêu cầu công dân ký xác nhận vào Sổ tiếp công dân.
Bước 2: Người tiếp công dân nghe công dân trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để ghi nhận.
Trường hợp công dân đến gửi đơn thư:
- Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết thì làm thủ tục tiếp nhận, ký giấy xác nhận tiếp nhận đơn thư và hồ sơ, tài liệu kèm theo (nếu có). Trường hợp đơn thư chưa đầy đủ các thông tin theo quy định thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện lại đơn thư;
- Đối với đơn thư không thuộc thẩm, quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Đối với đơn thư vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh; hoặc đơn vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết, vừa có nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng về từng nội dung.
Trường hợp công dân đến không mang theo đơn thư mà trình bày trực tiếp:
- Đối với nội dung khiếu nại thì hướng dẫn công dân viết thành đơn hoặc ghi lai nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đối với nội dung tố cáo thì hướng dẫn công dân viết thành đơn tố cáo hoặc ghi lại lời tố cáo (ghi âm lời tố cáo khi thấy cần thiết), bản ghi lời tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại hoặc nghe lại và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo;
- Đối với nội dung kiến nghị, phản ánh thì hướng dẫn công dân viết thành đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người phản ánh, kiến nghị; nội dung phản ánh, kiến nghị.
Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông người thực hiện theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và Điều 31 Luật Tiếp công dân 2013.
Chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Giao thông vận tải 2024 là gì?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BGTVT quy định cụ thể như sau:
Điều 22. Chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng các chế độ chính sách sau:
a) Chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
b) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
3. Nguyên tắc áp dụng, mức chi bồi dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Giao thông vận tải 2024 như sau:
- Người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng các chế độ chính sách sau:
+ Chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
- Nguyên tắc áp dụng, mức chi bồi dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?
- Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên THPT?
- Người làm trong Quân đội từ năm 2025 được thưởng hằng năm đến 18,72 triệu đồng?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147?