Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét kiểm soát đặc biệt khi có tỷ lệ an toàn vốn là bao nhiêu?
Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét kiểm soát đặc biệt khi có tỷ lệ an toàn vốn là bao nhiêu?
Theo khoản 19 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Kiểm soát đặc biệt được hiểu là việc Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về việc áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như sau:
Điều 162. Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
đ) Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
e) Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
[...]
Như vậy, đối với trường hợp tổ chức tín dụng có tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng đó vào kiểm soát đặc biệt.
Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét kiểm soát đặc biệt khi có tỷ lệ an toàn vốn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng cổ phần của tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt làm tài sản bảo đảm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 162. Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
[...]
2. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế vay tái cấp vốn của các khoản vay tái cấp vốn này; dư nợ gốc, lãi của khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế cho vay của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân.
4. Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Như vậy, theo quy định trên thì kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có bao nhiêu phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
29. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
a) Phương án phục hồi;
b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
c) Phương án chuyển giao bắt buộc;
d) Phương án giải thể;
đ) Phương án phá sản.
30. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
[...]
Như vậy, hiện có 05 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt gồm:
(1) Phương án phục hồi;
(2) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
(3) Phương án chuyển giao bắt buộc;
(4) Phương án giải thể;
(5) Phương án phá sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?