Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank năm 2024 như thế nào?

Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank năm 2024 như thế nào? Ngân hàng Vietcombank có tên tiếng Việt đầy đủ là gì? Hình thức cổ phần hoá và cơ cấu cổ phần phát hành của Vietcombank?

Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank năm 2024 như thế nào?

Phần lớn các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng Vietcombank làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Tuy nhiên, có một số chi nhánh của Vietcombank làm việc vào ngày thứ Bảy.

Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank cụ thể như sau:

(1) Hà Nội

Trụ sở chính ngân hàng Vietcombank cùng các chi nhánh/phòng giao dịch tại Hà Nội sẽ có thời gian làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần,nghỉ làm ngày thứ Bảy và Chủ nhật.

Giờ làm việc Vietcombank hội sở:

Sáng: Từ 8h00 - 12h00

Chiều: Từ 13h00 - 16h30

Các chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội gồm: PGD Hoàng Quốc Việt, PGD Hồng Hà, Chi nhánh Hà Đông, Phạm Hùng...

Sáng: Từ 8h30 - 12h00

Chiều: Từ 13h00 - 16h00

(2) TPHCM

Các chi nhánh, phòng giao dịch Vietcombank tại khu vực TP HCM có thời gian làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Cụ thể:

- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh:

Sáng: Từ 8h00 - 11h30 hoặc 12h

Chiều: Từ 13h00 - 16h hoặc 16h30

- Các phòng giao dịch:

Sáng: Từ 8h00 - 11h30

Chiều: Từ 13h00 - 16h00

(3) Lịch làm việc tại các tỉnh/thành phố miền Bắc:

Các chi nhánh thuộc khu vực miền Bắc bao gồm: Lào Cai, Quảng Ninh, Hạ Long, Móng Cái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, ...

Tại các tỉnh/thành phố thuộc khu vực miền Bắc, hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch Vietcombank đều chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu.

- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh:

Sáng: Từ 7h30 - 11h30

Chiều: Từ 13h00 - 16h30

- Các phòng giao dịch:

Sáng: Từ 8h00 - 11h30

Chiều: Từ 13h00 - 16h00

(4) Lịch làm việc tại các tỉnh, thành phố miền Nam

Các chi nhánh Vietcombank thuộc khu vực miền Nam bao gồm: Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Phú Quốc,...

Lịch làm việc chung của chi nhánh Vietcombank ở khu vực miền Nam là thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Cụ thể:

- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh:

Sáng: Từ 7h30 - 11h30

Chiều: Từ 13h00 - 16h30

- Các phòng giao dịch:

Sáng: Từ 8h00 - 11h30

Chiều: Từ 13h00 - 16h00

(5) Lịch làm việc tại các tỉnh/thành phố miền Trung:

Các chi nhánh thuộc khu vực miền Trung bao gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quy Nhơn, Khánh Hoà, Nha Trang, Phú Yên, Ninh Thuận, ...

Hầu hết các các chi nhánh trên đều có lịch làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu.

- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh:

Sáng: Từ 7h30 - 11h30

Chiều: Từ 13h30 - 17h00

- Các phòng giao dịch:

Sáng: Từ 8h00 - 11h30

Chiều: Từ 13h30 - 16h30

(6) Lịch làm việc tại các tỉnh, thành phố Tây Nguyên:

Các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh:, Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum.

Thời gian làm việc tại khu vực này là từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Cụ thể như sau:

- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh:

Sáng: Từ 7h30 - 11h30

Chiều: Từ 13h30 - 16h30

- Các phòng giao dịch:

Sáng: Từ 7h30 - 11h30

Chiều: Từ 13h00 - 16h00

Ngoài ra, một số chi nhánh ngân hàng Vietcombank làm việc vào sáng thứ 7 như: Sở giao dịch Vietcombank tại Hà Nội, chi nhánh Vietcombank tại Quận 1 TP.HCM hay các chi nhánh tại Đà Nẵng, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đà Lạt, Lào Cai,...

Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank năm 2024 như thế nào?

Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Vietcombank có tên tiếng Việt đầy đủ là gì?

Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 1289/QĐ-TTg năm 2007 quy định như sau:

Điều 1. Phê duyệt phương án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với nội dung chính sau:
1. Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Commercial Joint Stock Bank for Foreign Trade of Vietnam.
- Tên viết tắt tiếng Anh: Vietcombank - VCB.
- Trụ sở chính: 198, đường Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động theo Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần, phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan. Được áp dụng mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế tốt nhất nếu không có xung đột với luật pháp Việt Nam.
[...]

Theo đó, ngân hàng Vietcombank là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Hình thức cổ phần hoá và cơ cấu cổ phần phát hành của Ngân hàng Vietcombank như thế nào?

Theo điểm a khoản 6 Điều 1 Quyết định 1289/QĐ-TTg năm 2007 quy định như sau:

Điều 1. Phê duyệt phương án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với nội dung chính sau:
[...]
6. Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành:
a) Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 đồng (mười lăm nghìn tỷ đồng).
b) Hình thức cổ phần hoá và cơ cấu cổ phần phát hành:
Hình thức cổ phần hoá: giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ, cụ thể như sau:
Giai đoạn l: tổng khối lượng phát hành trong đợt đầu là 30% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, trong đó:
+ Cổ phần bán đấu giá công khai trong nước: 6,5% vốn điều lệ.
+ Cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và cho các đối tượng nắm giữ trái phiếu tăng vốn: 3,5 % vốn điều lệ.
+ Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược trong nước: 5% vốn điều lệ.
+ Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: tối đa không quá 20% vốn điều lệ.
Giai đoạn 2: phát hành và niêm yết quốc tế không vượt quá 15% vốn điều lệ.
[...]

Theo đó, hình thức cổ phần hoá của ngân hàng Vietcombank: giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: tổng khối lượng phát hành trong đợt đầu là 30% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, trong đó:

+ Cổ phần bán đấu giá công khai trong nước: 6,5% vốn điều lệ.

+ Cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và cho các đối tượng nắm giữ trái phiếu tăng vốn: 3,5 % vốn điều lệ.

+ Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược trong nước: 5% vốn điều lệ.

+ Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: tối đa không quá 20% vốn điều lệ.

Giai đoạn 2: phát hành và niêm yết quốc tế không vượt quá 15% vốn điều lệ.

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ làm việc Ngân hàng MB làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Gian kho kho tiền của tổ chức tín dụng được chia như thế nào? Tổ chức tín dụng làm dịch vụ bảo quản tài sản phải sử dụng gian kho có cửa riêng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét kiểm soát đặc biệt khi có tỷ lệ an toàn vốn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ làm việc ngân hàng Vietinbank 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
BIDV là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Trụ sở chính ngân hàng BIDV ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
VBSP là ngân hàng gì? Hội sở chính Ngân hàng Chính sách xã hội ở tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ làm việc ngân hàng Techcombank mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vietinbank là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng Vietinbank ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Tạ Thị Thanh Thảo
16 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào