Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 07/11/2024?
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 07/11/2024?
Ngày 07/11/2024, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3342/QĐ-BYT năm 2024 về Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo đó, giá khám chữa bệnh thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu áp dụng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương gồm:
[1] Giá dịch vụ khám bệnh, hội chẩn
[2] Giá dịch vụ ngày giường bệnh
[3] Giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm
Xem chi tiết Tại đây
[4] Giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê chưa bao gồm chi phí thuốc và oxy sử dụng cho dịch vụ. Chi phí thuốc và oxy thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và người bệnh theo thực tế sử dụng và kết quả mua sắm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem chi tiết Tại đây
Lưu ý: Giá khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định; trong đó chi phí tiền lương theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng, chưa bao gồm quỹ thưởng
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 07/11/2024? (Hình từ Internet)
Cơ sở khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Điều 59. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
3. Thu các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
[...]
Theo quy định trên, cơ sở khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp sau:
- Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu
- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi
- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật
- Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm sau:
- Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
- Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
- Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
- Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
- Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.
- Giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp tình trạng bệnh và yêu cầu của người bệnh trong các trường hợp sau đây:
+ Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở
+ Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng
+ Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động
+ Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh
- Tham gia các hoạt động y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?