Thể lệ Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 như thế nào?
Thể lệ Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 như thế nào?
Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em.
Theo đó, thể lệ Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 cụ thể như sau:
THỂ LỆ
1. Đối tượng: Học sinh Việt Nam từ 9 đến 15 tuổi (tính đến thời điểm gửi thư tham dự cuộc thi).
2. Quy định về bức thư dự thi:
- Bức thư là sản phẩm sáng tạo của cá nhân học sinh, viết dưới dạng văn xuôi theo chủ đề của cuộc thi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.
- Các bức thư dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo sẽ chấm theo bản tiếng Việt.
- Bức thư dự thi trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giày (lưu ý không viết vào mặt sau, có thể viết nhiều tờ, đánh số trang, ghim lại để tránh bị nhầm lẫn). Bức thư dự thi đánh máy vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ.
- Ở góc trên cùng bên trái bức thư dự thi cần ghi đầy đủ các thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trưởng, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố), số điện thoại. Bức thư dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên là không hợp lệ.
Hướng dẫn gửi thư dự thi:
- Mỗi bức thư dự thi phải cho vào phong bì có dán tem bưu chính, ghi rõ địa chỉ người gửi, địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi qua hệ thống bưu cục của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post).
- Phong bì thư cần ghi rõ: Bức thư dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 (năm 2025). - Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng Số 5, phổ Hòa Mã, phường Phạm Đình Hồ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội - 11611
3. Thời gian nhận bài dự thi: Từ 11/11/2024 đến 05/03/2025 (theo dầu Bưu điện)
4. Một số yêu cầu:
- Không bắt buộc 100% học sinh của trường tham gia.
- Tất cả các bài dự thi không dán tem Bưu chính hoặc không gửi qua Bưu điện Việt Nam đều không hợp lệ.
- Bản quyền các bài tham dự cuộc thi thuộc về Ban Tổ chức.
- Mã Bưu chính của Bảo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng là: 11611.
- Không đưa bức thư dự thi lên báo chí, truyền hình hoặc mạng xã hội khi Ban Tổ chức chưa công bố kết quả.
5. Kênh thông tin chính thức về Cuộc thi:
- Trang Fanpage chính thức của Cuộc thi: Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU Việt Nam (https://www.facebook.com/cuocthivietthuupuvietnam).
- Website chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông (www.mic.gov.vn – chuyên trang về Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU).
- Website chính thức của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (http://www.vietnampost.vn/ – chuyên mục Viết thư UPU).
- Báo điện tử của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (www.thieunien.vn).
- Báo VietNamNet (www.vietnamnet.vn)
- Hotline: 190–0545481 hoặc Bưu điện gần nhất để phục vụ cung cấp tem thư.
GIẢI THƯỞNG:
1. Giải thưởng Quốc gia:
- Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu
“Tuổi trẻ Sáng tạo”.
- Tất cả các giải cá nhân và tập thể được nhận Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức và tiền thưởng. - Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba và 02 đại diện (phụ huynh và nhà trường) của mỗi thí sinh về dự Lễ tổng kết và trao giải thưởng.
1.1 Giải cá nhân:
+ 01 Giải Nhất: 10.000.000 đồng;
+ 03 Giải Nhì, mỗi giải: 5.000.000 đồng; + 05 Giải Ba, mỗi giải: 3.000.000 đồng
+30 Giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000 đồng;
+61 Giải “Cây bút Triển vọng”, mỗi giải: 500.000 đồng:
+ 10 Giải “Khởi nguồn Ý tưởng”, mỗi giải 300.000 đồng dành cho bài dự thi của học sinh nhỏ tuổi nhất, học sinh khuyết tật; học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và hải đảo; những lá thư có ý tưởng thú vị...
1.2 Giải tập thể:
10 Giải Tập thể, mỗi giải 2.000.000 đồng, dành cho các trường tham gia tích cực, chất lượng: trường có các hình thức tổ chức sáng tạo, khích lệ học sinh tham gia cuộc thi trường có nhiều học sinh dự thi và có nhiều bài thi chất lượng.
2. Giải thưởng Quốc tế:
Bức thư giành giải Nhất Quốc gia sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU.
Học sinh đạt giải Quốc tế sẽ được tặng thưởng: Giải Nhất: 30.000.000 đồng: Giải Nhì:
20.000.000 đồng: Giải Ba: 15.000.000 đồng; Giải Khuyến khích: 10.000.000 đồng; và được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghi cho em học sinh đạt giải quốc tế và 02 đại diện (phụ huynh và nhà trường) của học sinh đạt giải để dự Lễ trao giải quốc tế ở trong nước.
* Trên đây là Thể lệ Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 như thế nào?
Thể lệ Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống giáo dục quốc dân có các loại hình nhà trường nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Giáo dục 2019 quy định loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân:
Điều 47. Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
2. Việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
b) Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;
c) Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;
[...]
Như vậy, hệ thống giáo dục quốc dân có các loại hình nhà trường sau:
[1] Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu
[2] Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động
[3] Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động
Việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 quy định việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
- Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;
- Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;
- Không làm thất thoát đất đai, vốn và tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?