Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như thế nào?
Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là gì?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
10. Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động của nghệ nhân, người thực hành gồm hướng dẫn, truyền đạt, chỉ bảo cho thế hệ kế cận những kỹ năng, kỹ thuật, tri thức, biểu đạt văn hóa và nội dung liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể của họ thông qua thực hành hoặc đào tạo có chủ đích.
[...]
Như vậy, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động của nghệ nhân, người thực hành gồm hướng dẫn, truyền đạt, chỉ bảo cho thế hệ kế cận những kỹ năng, kỹ thuật, tri thức, biểu đạt văn hóa và nội dung liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể của họ thông qua thực hành hoặc đào tạo có chủ đích.
Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như sau:
Điều 7. Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể
1. Các cá nhân, cộng đồng chủ thể duy trì hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong và ngoài cộng đồng nhằm củng cố số lượng, chất lượng thực hành di sản văn hóa phi vật thể của nghệ nhân, người thực hành, người am hiểu.
2. Các hình thức truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể gồm:
a) Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và các biểu đạt văn hóa cho thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể thông qua thực hành di sản văn hóa phi vật thể;
b) Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và biểu đạt văn hóa cho cộng đồng khác thông qua đào tạo có chủ đích.
3. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng tạo điều kiện hỗ trợ và bảo đảm điều kiện cho hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO, Danh mục của quốc gia và di sản có nguy cơ mai một, thất truyền.
Như vậy, quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể cụ thể như sau:
- Các cá nhân, cộng đồng chủ thể duy trì hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong và ngoài cộng đồng nhằm củng cố số lượng, chất lượng thực hành di sản văn hóa phi vật thể của nghệ nhân, người thực hành, người am hiểu.
- Các hình thức truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể gồm:
+ Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và các biểu đạt văn hóa cho thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể thông qua thực hành di sản văn hóa phi vật thể;
+ Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và biểu đạt văn hóa cho cộng đồng khác thông qua đào tạo có chủ đích.
- Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng tạo điều kiện hỗ trợ và bảo đảm điều kiện cho hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO, Danh mục của quốc gia và di sản có nguy cơ mai một, thất truyền.
Việc xác định di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền khi có một hoặc một số các tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền như sau:
Điều 12. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền
1. Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi có một hoặc một số các tiêu chí sau đây:
a) Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nghệ nhân, người thực hành và thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể;
b) Sự suy giảm và biến đổi nghiêm trọng những các biểu đạt văn hóa, các bài bản, công cụ, hiện vật và đồ tạo tác liên quan;
c) Sự biến đổi, thu hẹp thậm chí biến mất các không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể;
d) Sự thay đổi điều kiện thực hành và hình thức thực hành di sản do biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa dẫn đến biến đổi ý nghĩa và chức năng xã hội của di sản văn hóa phi vật thể;
[...]
Như vậy, việc xác định di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền khi có một hoặc một số các tiêu chí như sau:
- Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nghệ nhân, người thực hành và thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể;
- Sự suy giảm và biến đổi nghiêm trọng những các biểu đạt văn hóa, các bài bản, công cụ, hiện vật và đồ tạo tác liên quan;
- Sự biến đổi, thu hẹp thậm chí biến mất các không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể;
- Sự thay đổi điều kiện thực hành và hình thức thực hành di sản do biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa dẫn đến biến đổi ý nghĩa và chức năng xã hội của di sản văn hóa phi vật thể;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?