Có được hưởng chế độ thai sản nếu hợp đồng lao động hết hạn trước thời điểm sinh con không?
Có được hưởng chế độ thai sản nếu hợp đồng lao động hết hạn trước thời điểm sinh con không?
Căn cứ khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Tuy nhiên, trường hợp nghỉ việc do hết hạn hợp đồng lao động mà không được người sử dụng lao động tái ký hợp đồng mới nên "không bị ràng buộc" bởi quy định nêu trên.
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chỉ cần lao động nữ sinh con đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Do đó, nếu đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là 6 tháng, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.
Do đó, căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con (hiện nay 2 lần mức lương cơ sở là 4.680.000 đồng).
Có được hưởng chế độ thai sản nếu hợp đồng lao động hết hạn trước thời điểm sinh con không? (Hình từ Internet)
Tiền hỗ trợ chế độ thai sản được nhận mấy lần?
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không có quy định tiền thai sản được nhận mấy lần mà chỉ quy định về điều kiện hưởng chế độ tiền hỗ trợ chế độ thai sản.
Theo đó, tiền thai sản không bị giới hạn số lần nhận. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán quyền lợi.
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản thuộc một trong các trường hợp sau:
Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, những đối tượng được áp dụng chế độ thai sản cho việc nhân tiền thai sản, bao gồm:
- Lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mang thai thì sẽ được hưởng chế độ khám thai, sẩy thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
- Lao động nữ sinh con sẽ được thanh toán tiền thai sản nếu tích lũy đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định:
Trường hợp thông thường: Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp từng nghỉ thai yếu: Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và có từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai, triệt sản.
- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi sản.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Trong thời gian thai sản được nghỉ khám thai mấy lần?
Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, người phụ nữ trong thời gian thai sản được nghỉ khám thai theo quy định lao động nữ sẽ được hưởng chế độ đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.
Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Tuy nhiên, người lao động đi khám thai vào ngày nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, hoặc ngày nghỉ không lương cũng không được tính hưởng bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực đến ngày 30/6/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?