Chủ xe hay người thuê xe phải chịu trách nhiệm nộp phạt nguội khi vi phạm hành chính?
Chủ xe hay người thuê xe phải chịu trách nhiệm nộp phạt nguội khi vi phạm?
Căn cứ khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt:
Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
[...]
8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
a) Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện;
b) Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng hai lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép.
[...]
Theo quy định trên, đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm.
Đồng thời chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
Lúc này, chủ xe dù không trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm nhưng bắt buộc phải đến theo thông báo và có nghĩa vụ hợp tác với lực lượng CSGT để xác định người trực tiếp lái xe thực hiện hành vi vi phạm.
Việc hỗ trợ cơ quan chức năng truy thu số tiền phạt từ người vi phạm là trách nhiệm của chủ xe (người cho thuê), nếu không chứng minh hoặc không có căn cứ (hợp đồng thuê) để yêu cầu người thuê nộp phạt bổ sung thì chủ xe sẽ là người nộp phạt nguội thay.
Nếu để quá hạn mà không nộp phạt, CSGT sẽ gửi thông báo đưa phương tiện vào phần mềm cảnh báo đăng kiểm, dẫn tới phương tiện sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Chủ xe hay người thuê xe phải chịu trách nhiệm nộp phạt nguội khi vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)
Mức phạt nguội tối đa đối với lĩnh vực giao thông đường bộ là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định mức phạt tối đa trong các lĩnh vực:
Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
[...]
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
[...]
Như vậy, theo quy định trên thì mức phạt nguội tối đa đối với lĩnh vực giao thông đường bộ là 75.000.000 đồng.
Tuy nhiên, tại điểm e khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp hai lần cá nhân.
Do đó, đối với cá nhân mức phạt nguôi tối đa đối là 75.000.000 đồng thì tổ chức sẽ có mức phạt nguội tối đa là 150.000.000 đồng.
Có phải bị phạt nguội mà không nộp phạt thì sẽ bị gửi thông báo cho cơ quan Đăng kiểm xử lý?
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định trình tự giải quyết, xử lý vi phạm:
Điều 27. Trình tự giải quyết, xử lý vi phạm
[...]
4. Trường hợp người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện, người vi phạm chưa đến giải quyết, xử lý (đối với phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định) thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan Đăng kiểm để phối hợp xử lý theo quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08/6/2023 của Chính phủ) và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ).
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện khi đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Theo đó, đối với trường hợp dính phạt nguội ô tô mà không chịu nộp phạt thì sẽ bị gửi thông báo cho cơ quan Đăng kiểm để cùng phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?