Lịch thi cuối học kì 1 năm học 2024 2025 của học sinh Đà Nẵng là khi nào?
Lịch thi cuối học kì 1 năm học 2024 2025 của học sinh Đà Nẵng là khi nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1769/QĐ-UBND năm 2024 TP Đà Nẵng có quy định về khung kế hoạch năm học 2024 - 2025 của học sinh Đà Nẵng đối với chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
Điều 1. Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:
1. Tựu trường sớm nhất từ ngày 29/8/2024. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất từ ngày 26/8/2024.
2. Tổ chức khai giảng và ngày bắt đầu học kỳ I vào ngày 05/9/2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15/01/2025; hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2025.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025-2026 trước ngày 31/7/2025.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
7. Thi học sinh giỏi và các kỳ thi cấp quốc gia: Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản triển khai thực hiện sau khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo kế hoạch, học sinh Đà Nẵng sẽ hoàn thành thi cuối học kì 1 năm học 2024 - 2025 trước ngày 15/01/2025.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông báo chính thức về lịch thi cuối học kì 1 của học sinh Đà Nẵng.
Lịch thi cuối học kì 1 năm học 2024 2025 của học sinh Đà Nẵng là khi nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm mấy cấp học?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân gồm 04 cấp học tương ứng với các trình độ đào tạo dưới đây:
- Giáo dục mầm non: gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
- Giáo dục phổ thông: gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
- Giáo dục nghề nghiệp: đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.
- Giáo dục đại học: đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 30 Luật Giáo dục 2019, nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Yêu cầu chung: phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
+ Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?