Mẫu 2B Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 dành cho đối tượng nào?
Mẫu 2B Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 dành cho đối tượng nào?
Theo đó, Mẫu 2B hiện nay là Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 áp dụng đối với cá nhân giữ chức lãnh đạo, quản lý (tên đầy đủ của mẫu 2B là Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023) được ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023. Mẫu 2B có dạng như sau:
Tải về Mẫu 2B Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024
Mẫu 2B Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 dành cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở đâu?
Tại Tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 có nêu cách thức kiểm điểm như sau:
2. Về cách thức kiểm điểm (Điều 7)
2.1. Tại điểm 1.1 và điểm 1.2, khoản 1 về việc chuẩn bị kiểm điểm, thực hiện như sau:
a) Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.
b) Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, 2B.
c) Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập đoàn (hoặc tổ) công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; phân công cấp ủy viên, cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo, tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày. Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
2.2. Tại điểm 1.3, khoản 1 về gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, thực hiện như sau:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi cần thiết.
b) Ban thường vụ cấp ủy các cấp gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền (nếu cần).
c) Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp và các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý kiểm điểm và nội dung gợi ý kiểm điểm.
2.3. Tại điểm 2.3, quy định việc kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, thực hiện như sau:
a) Kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng.
b) Kiểm điểm tại tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác.
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài việc kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác thì phải thực hiện việc kiểm điểm tại nơi đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đối tượng được quy định tại Điều 5, Quy định 124-QĐ/TW.
d) Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn. Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.
e) Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không thực hiện nhiệm vụ chuyên trách thì không kiểm điểm ở tổ chức, cơ quan, đơn vị đó nhưng phải báo cáo kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiêm nhiệm được giao đối với cả nơi công tác kiêm nhiệm và nơi công tác chính. Tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ kiêm nhiệm có trách nhiệm gửi nhận xét, đánh giá về nơi công tác chính để làm căn cứ đánh giá, xếp loại theo quy định.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn.
Đồng thời, đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.
Trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại đảng viên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại đảng viên như sau:
- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, trước hết là người đứng đầu địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
- Từng tập thể, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc việc tự đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm theo quy định.
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định, kiểm tra, giám sát kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại; xem xét hủy bỏ, đánh giá, xếp loại lại kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại và chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có liên quan vi phạm quy định về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?