Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định:
Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, tại khoản 6 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
[....]
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành 1 loại văn bản quy phạm pháp luật, đó là Quyết định.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để làm gì?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định:
Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Nội dung thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình gồm những gì?
Căn cứ Điều 121 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định:
Điều 121. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
[....]
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo nghị quyết;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật này;
d) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
3. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật này; đối tượng, phạm vi điều chỉnh đối với dự thảo nghị quyết;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;
c) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với văn bản đã giao cho Hội đồng nhân dân quy định chi tiết; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết đã được thông qua theo quy định tại Điều 116 của Luật này;
d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
[...]
Như vậy, nội dung thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình gồm:
- Sự cần thiết ban hành nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; đối tượng, phạm vi điều chỉnh đối với dự thảo nghị quyết;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với văn bản đã giao cho Hội đồng nhân dân quy định chi tiết; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết đã được thông qua theo quy định tại Điều 116 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?