Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện tiếp nhận thông báo đối với các nội dung nào?
Cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ bao gồm:
- Vụ Công giáo.
- Vụ Phật giáo.
- Vụ Tin lành.
- Vụ Cao đài.
- Vụ Tín ngưỡng và các tôn giáo khác.
- Vụ Quan hệ quốc tế.
- Vụ Pháp chế - Thanh tra,
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Công tác tôn giáo phía Nam.
- Văn phòng.
- Viện Nghiên cứu Chính sách Tôn giáo.
- Tạp chí Công tác Tôn giáo.
- Trung tâm Thông tin.
- Nhà xuất bản Tôn giáo.
Tại Điều 3 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều 3 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg là các đơn vị hành chính giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 11 đến khoản 14 Điều 3 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện tiếp nhận thông báo đối với các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Ban Tôn giáo Chính phủ có những trách nhiệm nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 03/2024/TT-BNV quy định như sau:
Điều 9. Trách nhiệm của Ban Tôn giáo Chính phủ
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Nội vụ về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp; thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn theo quy định của Luật và Nghị định số 95/2023/NĐ-CP đối với các nội dung được phân cấp.
2. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc bộ, ngành, các địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho công chức tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo; người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; làm việc với các bộ, ngành, địa phương để phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tự kiểm tra việc thực hiện các nội dung được phân cấp cho Ban Tôn giáo Chính phủ để đảm bảo các nội dung được phân cấp thực hiện đúng quy định của Luật và Nghị định số 95/2023/NĐ-CP.
4. Định kỳ hằng năm (chậm nhất vào ngày 25/12), báo cáo Bộ trưởng về tình hình, kết quả thực hiện các nội dung được phân cấp.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng yêu cầu Ban Tôn giáo Chính phủ báo cáo đột xuất về việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp.
Theo đó Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm như sau:
- Thứ nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Nội vụ về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp; thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn theo quy định của Luật và Nghị định 95/2023/NĐ-CP đối với các nội dung được phân cấp.
- Thứ hai, chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc bộ, ngành, các địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho công chức tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo; người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; làm việc với các bộ, ngành, địa phương để phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thứ ba, tự kiểm tra việc thực hiện các nội dung được phân cấp cho Ban Tôn giáo Chính phủ để đảm bảo các nội dung được phân cấp thực hiện đúng quy định của Luật và Nghị định 95/2023/NĐ-CP.
- Thứ tư, định kỳ hằng năm (chậm nhất vào ngày 25/12), báo cáo Bộ trưởng về tình hình, kết quả thực hiện các nội dung được phân cấp.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng yêu cầu Ban Tôn giáo Chính phủ báo cáo đột xuất về việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp.
Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện tiếp nhận thông báo đối với các nội dung nào theo Thông tư 03/2024/TT-BNV?
Tại Điều 3 Thông tư 03/2024/TT-BNV có quy định Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện tiếp nhận thông báo đối với các nội dung sau:
- Tiếp nhận các thông báo phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc:
+ Người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
+ Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
+ Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh;
+ Kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
+ Kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
+ Kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
+ Kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
+ Hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
+ Cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
+ Cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Tiếp nhận thông báo liên quan đến cơ sở đào tạo tôn giáo:
+ Hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo;
+ Kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo.
- Tiếp nhận thông báo danh mục hoạt động tôn giáo và tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
+ Danh mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh;
+ Danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh;
+ Tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Tiếp nhận thông báo thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Tiếp nhận thông báo giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ sở đào tạo tôn giáo:
+ Giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo;
+ Giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo.
- Tiếp nhận thông báo chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
- Tiếp nhận thông báo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?