Bộ trưởng Bộ Tư pháp do ai bổ nhiệm? Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác pháp chế?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
[...]
Căn cứ theo khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
[...]
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
[...]
Căn cứ theo khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
[...]
Theo đó, Chủ tịch nước có thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm do Thủ tướng Chính phủ trình.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp do ai bổ nhiệm? Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác pháp chế? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác pháp chế?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về công tác pháp chế đó là:
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác pháp chế bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước.
- Phối hợp thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp gồm những đơn vị nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp bao gồm:
[1] Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
- Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
- Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
- Vụ Pháp luật quốc tế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Con nuôi.
- Thanh tra Bộ.
- Văn phòng Bộ.
- Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
- Cục Trợ giúp pháp lý.
- Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
- Cục Bồi thường nhà nước.
- Cục Bổ trợ tư pháp.
- Cục Kế hoạch - Tài chính.
- Cục Công nghệ thông tin.
[2] Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ
- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
- Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
- Học viện Tư pháp.
- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
- Báo Pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?