Sinh viên, trẻ mầm non, học sinh trên toàn Đà Nẵng được nghỉ học chiều ngày 05/11/2024?
Sinh viên, trẻ mầm non, học sinh trên toàn Đà Nẵng được nghỉ học chiều ngày 05/11/2024?
Căn cứ theo Công văn 3374/SGDĐT-HC&GDCT năm 2024 Tại đây quy định về ứng phó với tình tình mưa lớn ngập lụt như sau:
Đêm ngày 04, sáng sớm ngày 05/11/2024, trên địa bàn thành phố có mưa lớn, gây ngập lụt nhiều khu vực, tuyến đường. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã kịp thời chỉ đạo phòng GDĐT các quận, huyện, các trường, trung tâm trực thuộc Sở căn cứ tình hình, chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học buổi sáng hoặc cả ngày 05/11/2024.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tại, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dẫn sự thành phố, dự báo trong trưa và chiều nay, tại các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng tiếp tục duy trì mưa to, mưa rất to. Sở GDĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học triển khai các nội dung sau:
(1) Thông báo cho trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học chiều ngày 05/11/2024.
(2) Nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT, lãnh đạo địa phương về công tác phòng chống thiên tai, bão lụt. Thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến tình hình mưa lớn hiện nay; giữ liên lạc qua nhiều kênh thông tin để chủ động ứng phó một cách an toàn, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra.
Đảm bảo liên lạc thường xuyên, kịp thời, thông suốt hai chiều giữa lãnh đạo Sở - Phòng GDĐT - Thủ trưởng các đơn vị, trường học - Giáo viên chủ nhiệm - Phụ huynh (học sinh, học viên).
(3) Chủ động, khẩn trương tổ chức dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp khi nước rút, mưa ngớt để trẻ mầm non, học sinh, học viên sớm trở lại trường. Khi có sự cố hoặc vấn đề phát sinh, liên hệ trực tiếp đến lãnh đạo Sở GDĐT, lãnh đạo địa phương để được hướng dẫn xử lí.
Sinh viên, trẻ mầm non, học sinh trên toàn Đà Nẵng được nghỉ học chiều ngày 05/11/2024? (Hình từ Internet)
Người học có quyền gì?
Căn cứ theo Điều 83 Luật Giáo dục 2019 quy định quyền của người học như sau:
Điều 83. Quyền của người học
1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
[...]
Như vậy, người học có các quyền sau:
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
- Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
- Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
- Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Học sinh nghỉ học nhiều nhưng có đơn xin nghỉ học thì có được lên lớp không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp như sau:
Điều 12. Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
[...]
Theo đó, nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
Như vậy, dù học sinh có nghỉ học nhiều nhưng có đơn xin nghỉ học hay không thì cũng cần phải lưu ý về số lần nghỉ trong năm không quá 45 buổi trong một năm học để đảm bảo vẫn được lên lớp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Ninh Bình định hướng phát triển bao nhiêu khu du lịch cấp tỉnh đến năm 2030?
- 07 hành vi nghiêm cấm trong đăng ký, quản lý, sử dụng xe quân sự từ ngày 1/1/2025?
- Ngày 13 tháng 11 là ngày gì? Ngày 13 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Trung đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
- Truyện ngắn đăng báo tường 20/11 về thầy cô ý nghĩa mới nhất 2024?
- Chi tiết Lịch làm việc ngân hàng BIDV 2024 từ thứ 2 đến thứ 7?