Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh thì thỏa thuận về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh thông qua hình thức nào?
- Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh thì thỏa thuận về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh thông qua hình thức nào?
- Thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh gồm những nội dung chủ yếu gì?
- Người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ sẽ bị xử lý như thế nào?
Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh thì thỏa thuận về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh thông qua hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau:
Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
1. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh thì thỏa thuận về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh gồm những nội dung chủ yếu gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau:
Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
[...]
2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
[...]
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc xử lý người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau:
Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
[...]
3. Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;
b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
4. Đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
[...]
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu được bồi thường đồng thời có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Ngoài ra, đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?