Xây dựng nhà lưới trồng rau trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có cần xin giấy phép hay không?
Trường hợp nào khi chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép?
Tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024, quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
- Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
- Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
Xây dựng nhà lưới trồng rau trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có cần xin giấy phép hay không? (Hình từ Internet)
Sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà lưới trồng rau khi chuyển mục đích sử dụng đất có cần xin phép?
Tại khoản 1, khoản 2, khoản 7 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:
Điều 4. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:
a) Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;
b) Đất trồng cây hằng năm khác là đất trồng các cây hằng năm không phải là trồng lúa.
2. Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
…
7. Đất nông nghiệp khác gồm:
a) Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm;
b) Đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi kể cả các hình thức trồng trọt, chăn nuôi không trực tiếp trên đất;
c) Đất xây dựng công trình gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp gồm đất xây dựng nhà nghỉ, lán, trại để phục vụ cho người lao động; đất xây dựng công trình để bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ và các công trình phụ trợ khác.
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì đất nông nghiệp trồng cây lâu năm khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác (nhà lưới trồng rau) sẽ không cần xin phép.
Xây dựng nhà lưới trồng rau trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có cần xin giấy phép xây dựng?
Tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020:
Điều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
…
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
…
Như vậy, có 2 trường hợp như sau:
+ Nếu là công trình xây dựng cấp IV và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hoặc thuộc công trình xây dựng cấp IV ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng không cần xin cấp giấy phép xây dựng.
+ Các trường hợp khác bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất nông nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Tin học 9 năm 2024 - 2025 có đáp án tải về nhiều nhất?
- Mua bán pháo nổ bị phạt như thế nào theo Nghị định 98/2020?
- Quy trình kỹ thuật vệ sinh điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025?
- Link vào thi Vòng Trải nghiệm Cuộc thi TOEFL Primary Challenge năm học 2024 2025 tỉnh Hải Dương?
- Hướng dẫn cách xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook nhanh nhất 2025?